Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là gì? [2024]

Hiện nay, trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế đang được đẩy mạnh và ngày càng phát triển. Đầu tư quốc tế vừa đem đến lợi ích cho quốc gia đầu tư và cả quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Khi nhắc đến đầu tư quốc tế, thuật ngữ “vốn FDI” được đề cập rất nhiều. Vậy, nguồn vốn đầu tư ở nước ngoài là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về nguồn vốn FDI- nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?Nguồn Vốn đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Là Gì

Nguồn vốn FDI là gì

1. Khái quát về FDI.

Trước khi tìm hiểu nguồn vốn FDI là gì?, chủ thể cần nắm được tổng quát các vấn đề liên quan đến FDI FDI là từ viết tắt của từ Foreign Direct Investment, được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng thuật ngữ này.

Trong khi đó, theo giải thích chi tiết về FDI của Tổ chức thương mại thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó.

Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Như vậy, có thể hiểu, FDI được hiểu là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư của nước ngoài. Phía thu hút đầu tư có thể là doanh nghi FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.

Muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển; các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này. Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới hoặc là một đất nước cụ thể.

>>>>>> Để tìm hiểu thêm về đầu tư trực tiếp là gì?, mời Quý khách hàng tham khảo bài viết: Đầu tư trực tiếp là gì? (Cập nhật 2023)

2. Nguồn vốn FDI là gì?

Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa nguồn vốn FDI là gì như sau: Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, nguồn vốn này có được từ hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

3. Doanh nghiệp FDI là gì?

Để biết được nguồn vốn FDI là gì, cần nắm thêm khái niệm về doanh nghiệp FDI. Theo đó, doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

Theo quy định Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Theo Luật Đầu tư 2020 (hiện hành) không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại khoản 22 Điều 3, Luật đầu tư 2020 như sau:

”Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, theo quy định này thì đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Bản chất của FDI

  • Có sự thiết lập về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
  • Có sự thiết lập quyền sở hữu và quản lý với các nguồn vốn đã được đầu tư.
  • Có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ thuật của nhà đầu tư đối với nơi được đầu tư.
  • Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia khác.
  • Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế.

5. Đặc điểm của dòng vốn FDI là gì?

  • FDI là hình thức mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn nên mục đích chính của FDI là mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.
  • Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu thập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Do đó, lợi nhuận từ FDI được xác định dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.
  • Hành lang pháp lý rõ ràng và các chính sách thu hút FDI hợp lý chính là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các nước nhận đầu tư cần phải có để thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • Tùy vào quy định của từng quốc gia, các chủ đầu tư nước ngoài cần phải đóng góp một tỷ lệ vốn trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để thông qua đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên. Theo đó, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng sẽ tương ứng với tỷ lệ này.
  • Các nhà đầu tư sẽ là người có quyền tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Đồng thời, họ còn được tự do lựa chọn loại lĩnh vực và hình thức đầu tư.
  • Hầu hết các nhà đầu tư FDI sẽ chuyển giao kèm theo sự vượt trội về công nghệ, kỹ thuật nên nhờ đó những nước được đầu tư sẽ thực hiện các dự án một cách đơn giản và nâng cao năng suất làm việc.

6. Đặc điểm doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp FDI được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với các đặc điểm như sau:

- Hình thức đầu tư:

  • Doanh nghiệp thành lập có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
  • Công ty nước ngoài có chi nhánh được thành lập tại Việt Nam.
  • Hợp tác đầu tư kinh doanh theo hình thức hợp đồng BCC.

- Hình thức doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

- Quyền và nghĩa vụ: Doanh nghiệp FDI thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam và hưởng các chính sách ưu đãi riêng dành cho doanh nghiệp FDI.

- Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam và mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

>>>>>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Tại sao Mỹ thu hút đầu tư nước ngoài?

7. Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI

  • Theo khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, phải có ít nhất 1 trong những đối tượng là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
  • Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được tổ chức hoạt động kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020 như kinh doanh mại dâm, chất ma túy, mua bán người, bộ phận cơ thể, pháo nổ, dịch vụ đòi nợ,...
  • Theo điểm c khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thành lập tổ chức kinh tế.
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh của sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

8. Doanh nghiệp FDI thành lập theo quy trình thủ tục nào?

Có 02 hình thức thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI là theo hướng trực tiếp và gián tiếp.

8.1. Thành lập doanh nghiệp FDI đầu tư trực tiếp

Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc 01 trong 02 trường hợp sau thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI đầu tư trực tiếp:

  • Trường hợp 1: Có kế hoạch thực hiện dự án có quy mô lớn hoặc liên quan đến nhà nước.
  • Trường hợp 2: Có kế hoạch đầu tư vốn bằng cách sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam.

Khi đó, quy trình thành lập doanh nghiệp FDI được tiến hành theo các bước:  

Bước 1
  1. Chuẩn bị và đăng ký văn bản đề nghị thực hiện dự án
  2. Văn bản xác minh số dư tài khoản
  3. Đề xuất thực hiện dự án đầu tư
  4. Hợp đồng thuê văn phòng hoặc nhà để làm dự án
  5. Bản sao công chứng CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu của người Việt Nam góp vốn (nếu có)
  6. Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài
  7. Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất được kiểm toán của tổ chức nước ngoài
Phòng Đăng ký đầu tư sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy phép đầu tư từ 35 ngày làm việc.
Bước 2
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  2. Điều lệ của công ty có vốn nước ngoài
  3. Danh sách thành viên hoặc cổ đông trong công ty
  4. Bản sao công chứng hộ chiếu của các thành viên, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ trong 7 ngày làm việc.

8.2. Thành lập doanh nghiệp FDI đầu tư gián tiếp

Với hình thức này, doanh nghiệp cần tiến hành 3 bước như sau:  

Bước 1
  1. Điều lệ công ty
  2. Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp
  3. Danh sách các thành viên, cổ đông
  4. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật
  5. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ  và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong 5 ngày.
Bước 2
  1. Văn bản xin mua cổ phần, góp vốn, phần vốn góp
  2. Bản sao công chứng hộ chiếu của người nước ngoài góp vốn (đối với cá nhân)
  3. Bản sao công chứng giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức)
Phòng Đăng ký đầu tư sẽ ra thông báo chính thức về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong 10 ngày.
Bước 3
  1. Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn
  2. Biên bản họp về việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
  3. Quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
  4. Biên bản thanh lý và hợp đồng chuyển nhượng.
  5. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người nước ngoài
  6. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận ĐKKD mới từ 5 - 7 ngày làm việc

9. Các loại đầu tư nước ngoài FDI

Hiện nay có 3 loại đầu tư nước ngoài FDI chính là đầu tư theo chiều ngang, chiều dọc và tập trung.

9.1. FDI theo chiều ngang

Đây là loại hình đầu tư phổ biến, nó giúp cho công ty mẹ ngày càng mở rộng quy mô và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Với hình thức này, các nhà đầu tư sẽ tận dụng nguồn lực sẵn có của mình để đầu tư vào một doanh nghiệp khác cùng ngành, nghề ở nước ngoài.

9.2. FDI theo chiều dọc

Bên cạnh FDI theo chiều ngang, hiện nay cũng có khá nhiều doanh nghiệp đầu tư theo hình thức FDI chiều dọc. Ngược với FDI chiều ngang, hình thức FDI theo chiều dọc là dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong đó có thể bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

9.3. FDI tập trung

Đầu tư FDI tập trung là hình thức đầu tư vào nhiều công ty khác nhau từ cùng một doanh nghiệp và thuộc các ngành hoàn toàn khác nhau. Chính điều này đã tạo ra một FDI “chùm” và vốn FDI không liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư kinh doanh.

>>>>>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Thủ tục tỷ lệ sở hữu nước ngoài như thế nào? (Cập nhật 2023).

10. Vai trò của nguồn vốn FDI là gì?

Một số tác động của FDI đến nền kinh tế như sau:

10.1. Tác động tích cực

  • Nhà đầu tư có quyền điều hành, quản lý nên họ sẽ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt trong việc đưa ra những quyết định có lợi cho phía mình để đảm bảo về hiệu quả đầu tư.
  • Được quyền khai thác những lợi thế từ đối tác như thị trường tiêu thụ lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá thành thấp,... Từ đó tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công đạt chất lượng cao.
  • Tránh được các rào về bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch tại quốc gia nhận vốn đầu tư.
  • Tạo được nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
  • Bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Ít phải chịu rủi ro từ việc vốn đầu tư có hiệu quả hay thua, lỗ.
  • Quốc gia tiếp nhận còn được tiếp thu và học hỏi thêm các công nghệ kỹ thuật mới, phương pháp quản lý mới hiệu quả, hiện đại và tiên tiến trên thế giới.

10.2. Tác động tiêu cực

  • Phải đối mặt với nhiều gánh nặng và thách thức trong môi trường mới về chính trị, văn hóa, thiên tai hay các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang.
  • Khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Qua đó, gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm,...
  • Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực hoặc vùng mà mình mong muốn nên sẽ làm mất sự cân bằng kinh tế giữa các vùng.
  • Các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản nếu không đủ mạnh và sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
  • Chính sách trong nước có thể bị tác động và thay đổi nếu doanh nghiệp FDI vận động được chính quyền địa phương đồng ý các quyết định có lợi cho họ.

11. Dịch vụ tư vấn về nguồn vốn FDI tại Công ty Luật ACC

ACC Group là công ty chuyên cung cấp Dịch vụ tư vấn về nguồn vốn FDI. Trình tự ACC thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

12. Các câu hỏi thường gặp.

12.1. Các hình thức đầu tư nước ngoài FDI gồm những loại nào?

  • FDI theo chiều ngang

Đây là dạng đầu tư có vốn nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Với hình thức này, các nhà đầu tư tập trung đầu tư vốn vào một công ty nước ngoài thuộc cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty do chủ đầu tư FDI sở hữu hoặc điều hành. Khi đó, hai doanh nghiệp sẽ cùng sản xuất hoặc kinh doanh cùng những mặt hàng tương tự nhau. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có thể cùng “đẩy” cho nhau phát triển.

  • FDI theo chiều dọc

Bên cạnh việc phân loại FDI theo chiều ngang thì còn có hình thức khác là theo chiều dọc. Khác với FDI theo chiều ngang là cùng ngành, nghề giống nhau thì FDI theo chiều dọc là một dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong đó có thể bao gồm một hoặc nhiều ngành, nghề khác nhau.

  • FDI tập trung

Ngoài việc thực hiện theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang thì những ngành, nghề đầu tư ít nhiều cũng có liên quan đến nhau hoặc chỉ vào một doanh nghiệp tuy nhiên, loại FDI tập trung lại là dạng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau từ cùng một doanh nghiệp và thuộc các ngành hoàn toàn khác nhau.

12.2. Cần điều kiện gì để trở thành doanh nghiệp FDI?

Một số điều kiện để doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp FDI, cụ thể như sau:

  • Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

  • Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm

Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020

  • Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Thành lập doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.

Như vậy, điều kiện quan trọng nhất của để trở thành doanh nghiệp FDI là được thành lập hoặc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

12.3. Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là như thế nào?

Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là:

– Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài.

– Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.

– Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa , tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.

Những vấn đề pháp lý liên quan đến nguồn vốn FDI là gì cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được các thông tin này, chủ thể sẽ dễ dàng xác định nguồn vốn FDI là gì và các vấn đề liên quan để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến nguồn vốn FDI là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC. Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể. Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (648 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo