Mẫu cam kết tín dụng trong đấu thầu mới nhất

Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Có thể hiểu nôm na đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Cụ thể, đấu thầu là gì và có những hình thức đấu thầu nào? Các đặc điểm của đấu thầu? Các nguyên tắc trong hoạt động đấu thầu? Các phương thức đấu thầu mới nhất? Quy định của pháp luật mới nhất về đấu thầu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

mẫu cam kết tín dụng trong đấu thầu

mẫu cam kết tín dụng trong đấu thầu

1. Khái niệm đấu thầu

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Như vậy, ta có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.

2. Cam kết tín dụng là gì?

Trước hết, cam kết được hiểu là sự chấp thuận đồng tình thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo những điều kiện giao ước thông qua giá trị hiệu lực pháp lý và có chữ kí hoặc công chứng để làm căn cứ xác lập.

Tín dụng là thuật ngữ chỉ mối quan hệ vay mượn giữa bên cho vay và bên vay giữa Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tín dụng và các cá nhân có năng lực trách nhiệm dân sự, có nhận thức hoặc tổ chức có tư cách pháp lý thông qua việc chuyển giao quan hệ tín dụng có thể là tiền mặt hay tài sản trị giá thành tiền theo nguyên tắc hoàn trả trong một thời gian nhất định. Tín dụng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và quan hệ trao đổi hàng hóa với mục đích đám ứng nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội. Tín dụng thể hiện qua những khoản vay tín chấp và vay thế chấp.

Theo đó, cam kết tín dụng hay thư hứa hay là loại văn bản đồng ý cho doanh nghiệp thu xếp nguồn vồn thực hiện đấu thầu, dự án đầu tư. Thông qua việc cấp tín dụng và cho vay pháp hành bảo lãnh dự án tạo lên mối quan hệ giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp. Cam kết tín dụng thường được thể hiện người mua doanh nghiệp triển khai và thực hiện gói thầu, xin phép góp vốn đầu tư dự án, đấu thầu, thực hiện dự án phương pháp kinh doanh thương mại của các chủ đầu tư nội địa và xuyên quốc gia.Căm kết tín dụng là văn bản có điều kiện, có thể hủy ngang và không có giá trị đòi lại tại các ngân hàng đã cấp tín dụng. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia dự án đấu thầu đều phải chứng minh năng lực tài chính của bản thân.

Cam kết tín dụng có 2 loại đó là cam kết tín dụng đầu tư dự án và cam kết tín dụng thực hiện gói thầu.

3. Quy định về cam kết tín dụng của nhà thầu trong đấu thầu

– Cam kết tín dụng của nhà thầu là cam kết dự thầu, thực hiện gói thầu. Theo đó, cam kết này phải đảm bảo về nguồn tài chính (nguồn vốn) tự có và nguồn tài chính mà tổ chức tín dụng cho vay để thực hiện gói thầu.

– Cam kết tín dụng của nhà thầu chính là một trong những yếu tố quan trọng để nhà thầu trúng thầu (đây là việc xem xét, kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu của nhà thầu về mặt tài chính).

– Sau khi mở thầu, nhà thầu cần làm rõ hồ sơ dự thầu như là các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính. Đối với các về đề xuất tài chính, kỹ thuật trong hồ sơ không được thay đổi cơ bản khi đã nộp hồ sơ và không được thay đổi giá trị gói thầu.

– Tùy vào tính phức tạp, từng ngân hàng mà cam kết tín dụng của nhà thầu sẽ bao gồm các loại sau:

+ Cam kết tín dụng vô điều kiện: Ngân hàng không yêu cầu đối nhà thầu mà vẫn tiến hành cung cấp tín dụng.

+ Cam kết tín dụng có điều kiện: Ngân hàng đưa ra một số điều kiện (đảm bảo gói thầu của nhà thầu có khả thi) để nhà thầu đáp ứng đúng theo pháp luật về tín dụng và tạo nên sự ràng buộc giữa nhà thầu với ngân hàng. Theo quy định pháp luật, tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm. Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu có nộp kèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói thầu đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu theo hồ sơ mời thầu trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu.

– Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu.

Lưu ý: Theo quy định về cam kết cấp tín dụng của nhà thầu trong đấu thầu, số tiền cam không không vượt quá 85% tổng mức đầu tư dự án.

4. Xử lý vi phạm cam kết tín dụng của nhà thầu

– Cam kết tín dụng rõ ràng là nghĩa vụ mà bên nhà thầu phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn. Trường hợp cam kết tín dụng mà nhà thầu cung cấp không đủ rõ để xác định khả năng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thì bên mời thầu (chủ đầu tư) yêu cầu nhà thầu phải làm rõ hoặc có thể liên hệ với ngân hàng (nơi mà bên nhà thầu sử dụng tín dụng trong cam kết đấu thầu) để xác minh, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cam kết tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng.

– Việc xem xét nội dung nguồn lực tài chính (cam kết tín dụng) thuộc về tổ chuyên gia, nhà mời. Do đó, trong quá trình lựa chọn nhà thầu cần phải tiến hành kiểm tra, thẩm định để lựa chọn nhà thầu có năng lực tài chính và khả năng thực hiện hợp đồng.

5. Thủ tục xin cấp cam kết tín dụng của nhà thầu trong đấu thầu

Bước 1: Mở tài khoản ngân hàng cho nhà thầu:

– Đơn đăng ký mở tài khoản ngân hàng (tùy thuộc mẫu của ngân hàng mà các hình thức, nội dung khác nhau nhưng vẫn đảm bảo về thông tin chủ tài khoản);

– Giấy phép đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc nếu là cá nhân thì cần chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (01 bản sao y công chứng);

– Thông báo hoặc Đăng ký mẫu dấu –(01 bản sao y công chứng hoặc sao y bản chính có dấu treo của công ty;

– CMND/CCCD của người có liên quan (người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên góp vốn, kế toán trưởng, v.v..) ( 01 bản sao công chứng);

– Mẫu không đăng ký kế toán trưởng (nếu công ty không có kế toán trưởng) hoặc quyết định bổ nhiệm – 01 bản chính.

Thời gian cam kết tín dụng của nhà thầu không giới hạn mà tùy thuộc vào tính chất, sự thoả thuận giữa nhân hàng và nhà thầu.

Bước 2: Thực hiện đề nghị cung cấp cam kết tín dụng cho nhà thầu:

– Chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị cấp cam kết tín dụng (01 bản chính); Biên bản họp hội đồng thành viên hoặc quyết định của hội đồng thành viên (01 bản chính); Hồ sơ dự án (hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, v.v..).

Lưu ý: nhà thầu khi thực hiện đề nghị cung cấp tín dụng của nhà thầu nên:

– Cần kiểm tra, đối chiếu thư hứa từ ngân hàng với yêu cầu về tín dụng trong hồ sơ mời thầu. Nếu có sai sót thì cần đề nghị phía ngân hàng phát hành lại.

 

 

– Tìm hiểu kỹ thời điểm đóng thầu, hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hiệu lực của bảo lãnh dự thầu. Từ đó đề nghị ngân hàng phát hành thư cấp tín dụng trong khoảng thời gian đó hoặc cộng thêm một số ngày để đảm bảo an toàn.

Ví dụ về việc cấp cam kết tín dụng của ngân hàng Agribank:

– Đối tượng: Các Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu được ABBANK phát hành cam kết cấp tín dụng để thực hiện Gói thầu/Dự án.

Hồ sơ đăng ký:

– Giấy đề nghị phát hành cam kết tín (theo mẫu ABBANK quy định).

– Hồ sơ pháp lý.

– Hồ sơ tài chính.

– Hồ sơ năng lực: Hợp đồng thi công Gói thầu/Công trình/Dự án đã thực hiện trước đó.

– Hồ sơ chứng minh mục đích đề nghị phát hành cam kết: hồ sơ xin cấp phép đầu tư dự án/Hồ sơ mời thầu tùy theo mục đích đề nghị cấp cam kết cấp tín dụng.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về cam kết tín dụng trong đấu thầu. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (969 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo