Lập pháp là gì? (Cập nhật 2024)

Chúng ta ai cũng từng nghe qua thuật ngữ cơ quan lập pháp, và đây là thuật ngữ vô cùng quen thuộc với nhà làm luật, học luật. Tuy nhiên, theo khảo sát của ACC, rất nhiều người chưa thực sự rõ được thuật ngữ lập pháp là gì mà chỉ đưa ra những câu trả lời mang tính khái quát, chung chung. Do đó, bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về câu hỏi lập pháp là gì và những vấn đề liên quan.

lap-phap-la-gi
Lập pháp là gì

1. Lập pháp là gì?

Lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba chức năng chính của nhà nước. Luật pháp là một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà nước và được thực hiện bởi những cơ quan nhà nước chuyên trách, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện nghiên cứu và soạn Thảo những văn bản pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với những chủ trương, chính sách hoạt động của nhà nước.

Khái niệm lập pháp là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:

Trong mối tương quan khác nhau, lập pháp cũng mang ý nghĩa khác nhau, có thể hiểu lập pháp mang ý nghĩa như sau:

– Lập pháp là việc những cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật như hiến pháp, luật, bộ luật, sửa đổi hiến pháp, sửa đổi văn bản pháp luật, ban hành văn bản pháp luật…

Quá trình soạn Thảo, ban hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản pháp luật cơ quan nhà nước cần phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục vô cùng nghiêm ngặt và chặt chẽ để đảm bảo những quy định trong hiến pháp và các luật, bộ luật có khả năng thực hiện, thi hành trong thực tế.

Hiến Pháp là đạo luật gốc, là căn cứ để những bộ luật và luật khác ra đời, có giá trị pháp lý cao nhất và là khuôn mẫu để quy định những vấn đề cơ bản của đất nước như chế độ văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế…

Các văn bản được ban hành dựa trên cơ sở của hiến pháp sẽ quy định về những lĩnh vực, ngành cụ thể mà không được trái với tinh thần và quy định của hiến pháp.

– Theo một ý nghĩa khác, lập pháp có thể được hiểu theo nghĩa là quá trình những cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện soạn Thảo, nghiên cứu và ban hành văn bản pháp luật, hoặc thực hiện việc sửa đổi luật.

Từ góc độ này, lập pháp mang phạm vi hẹp hơn, không bao gồm quá trình soạn Thảo và ban hành ra hiến pháp là cơ quan lập pháp chỉ thực hiện việc soạn Thảo và ban hành những văn bản pháp luật dưới hiến pháp, cũng như ban hành và soạn thảo bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự…

2. Quy định về quyền lập pháp

Sau khi tìm hiểu lập pháp là gì , hãy cùng ACC tìm hiểuQuy định về quyền lập pháp nhé!

Quyền lập pháp cần phải được phân biệt rõ ràng, cụ thể về khái niệm quyền soạn Thảo pháp luật. Cụ thể, trên thực tế, nhà nước cho phép một đạo luật có thể được nhiều chủ thể khác nhau cùng soạn Thảo và trình Quốc Hội xem xét, thông qua. Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, thông thường đa số những đạo luật đều do chính phủ soạn Thảo và một số ít những đạo luật khác được soạn Thảo bởi những chủ thể khác như hội liên hiệp phụ nữ, hội luật gia, mặt trận tổ quốc… như vậy có thể thấy, chủ thể có quyền lập pháp không bắt buộc và cũng không nhất thiết phải là chủ thể soạn thảo luật.

Hiện nay, đa số các đạo luật đều có quy định về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập pháp là Quốc Hội, đồng thời Quốc Hội có quyền trao quyền lập pháp của mình cho những cơ quan nhà nước khác thực hiện, đặc biệt là chính phủ có thể ban hành những văn bản dưới luật, văn bản hành chính để hướng dẫn, chi tiết hóa nội dung những đạo luật đó.

3. Cơ quan lập pháp là gì?

Cơ quan lập pháp là một trong ba cơ quan quan trọng của đất nước, được nhà nước giao những quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện chức năng lập pháp.

Từng quốc gia khác nhau, cơ quan lập pháp ở các mô hình nhà nước và các quốc gia khác nhau sẽ có những tên gọi khác nhau và cách thức lập pháp khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới, những cơ quan lập pháp phổ biến là Quốc Hội và nghị viện.

Hiện nay, cơ quan lập pháp ở nước ta là Quốc Hội, Quốc Hội có trách nhiệm thực hiện việc lập hiến và lập pháp. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của công dân, thể hiện quyền lực của nhà nước của công dân, do đó khi Quốc hội thực hiện ban hành những văn bản quy phạm pháp luật sẽ có giá trị pháp lý cao nhất và toàn dân buộc phải thực hiện.

Quá trình soạn thảo, ban hành và sửa đổi hiến pháp, các văn bản pháp luật cần phải được cơ quan lập pháp tuân thủ theo trình tự, thủ tục vô cùng chặt chẽ và nghiêm ngặt như sau:

+ Soạn thảo Hiến pháp hoặc các văn bản pháp luật.

+ Tiến hành thực hiện thẩm tra những văn bản đã được soạn thảo.

+ Lấy ý kiến về Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật từ Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, từ nhân dân…

+ Thông qua Hiến pháp và văn bản pháp luật.

+ Công bố Hiến pháp và văn bản pháp luật trên phương tiện thông tin truyền thông và phổ biến rộng rãi đến toàn thể công dân.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm lập pháp là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (774 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo