Ký hiệu bảo hộ thương hiệu

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa vô vàn các nhà sản xuất lớn nhỏ trên thế giới hiện nay, có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều không quên việc tạo ra nhãn hiệu cho sản phẩm của họ trước khi đưa ra thị trường và việc đăng ký nhãn hiệu là thủ tục quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của họ đối với nhãn hiệu. Bên cạnh đó, để xác lập tình trạng tình trạng bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu, chắc hẳn nhiều người thường bắt gặp các biểu tượng đi kèm với tên sản phẩm, thương hiệu nhưng lại không hiểu các biểu tượng đó có nghĩa là gì. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ tìm hiểu về ký hiệu bảo hộ thương hiệu.

1. Khái niệm bảo hộ thương hiệu

Trên phương diện pháp luật, pháp luật không quy định việc bảo hộ đối với thương hiệu mà chỉ quy định việc bảo hộ đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay thuật ngữ thương hiệu được sử dụng khá phổ biến thay cho thuật ngữ nhãn hiệu. Thương hiệu thực chất là thuật ngữ chỉ tên gọi của doanh nghiệp. Từ cách gọi thường ngày có thể hiểu bảo hộ thương hiệu chính là bảo hộ nhãn hiệu. Từ đây, bảo hộ thương hiệu là việc dùng những cách thức, biện pháp để bảo vệ cho thương hiệu của cá nhân, tổ chức khỏi sự xâm phạm hoặc sử dụng trái phép. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu thực chất là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đó là việc nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật xác lập và duy trì quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu cũng như áp dụng các biện pháp, các chế tài để ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu.

2. Các ký hiệu bảo hộ thương hiệu

2.1. Trademark (Nhãn hiệu) - ™ và Service Mark (Nhãn hiệu dịch vụ) - SM

Một trong những ký hiệu bảo hộ thương hiệu đó là Trademark. Đây là ký hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của công ty này với công ty khác. TM được sử dụng khi nhãn hiệu nào đó không được bảo hộ hoặc chưa được bảo hộ nhưng chủ sở hữu nhãn hiệu muốn sử dụng biểu tượng đó nhằm khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó. TM không phải là ký hiệu dành cho một nhãn hiệu đã được bảo hộ nhãn hiệu, do đó, nếu gắn ký hiệu TM vào nhãn hiệu nào đã được bảo hộ sẽ khiến người khác hiểu sai rằng đó là nhãn hiệu chưa được hoặc không được bảo hộ. 

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, chủ thể nhãn hiệu còn sử dụng ký hiệu SM thay cho TM. SM có ý nghĩa giống với ký hiệu TM, tuy nhiên, SM có nghĩa là Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ, do đó, khi dùng ký hiệu SM thì nhãn hiệu đó sẽ là nhãn hiệu thuộc nhóm dịch vụ.

2.2. Registered (đã đăng ký bảo hộ) - ®

Ký hiệu bảo hộ thương hiệu tiếp theo đó là ký hiệu (R). Đây là viết tắt của từ Registered – có nghĩa đã được bảo hộ/đã đăng ký. Do đó, khi nhãn hiệu có chứa ký hiệu này có nghĩa là cá nhân/ tổ chức đã đăng kí bảo hộ thương hiệu , đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận sự bảo hộ, bởi vậy mà cá nhân/tổ chức đó được sự sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu đó. Ký hiệu bảo hộ thương hiệu có những lợi ích nhất định khi vừa giúp doanh nghiệp có được sự tin cậy và giúp khẳng định chất lượng đối với các sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu này đại diện; vừa là sự khẳng định, tuyên bố về nhãn hiệu độc quyền của doanh nghiệp cho các chủ thể khác, từ đó hạn chế việc vi vi phạm đến nhãn hiệu đã được doanh nghiệp bảo hộ. Ngoài ra, ký hiệu bảo hộ thương hiệu (R) còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp khách hàng tin tưởng, dễ dàng phân biệt hàng giả - hàng thật.

2.3. Copyrighted (bản quyền) - ©

Nếu ký hiệu TM, SM và (R) được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa/dịch vụ thì ký hiệu (C) – Copyrighted (bản quyền) là ký hiệu bảo hộ thương hiệu được sử dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của người tạo ra tác phẩm, thông tin hoặc ý tưởng nào đó. Đây là ký hiệu bảo hộ thương hiệu để khẳng định rằng đối tượng đó đã được bảo hộ. Do đó, nếu đối tượng nào có ký hiệu (C) đồng nghĩa rằng khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng đó, bất kỳ hành vi sử dụng sản phẩm/ý tưởng/dịch vụ đó đều bị coi là vi phạm bản quyền và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Dịch vụ tư vấn ký hiệu bảo hộ thương hiệu và các vấn đề liên quan về bảo hộ thương hiệu tại Luật ACC

Chúng tôi tư vấn về ký hiệu bảo hộ thương hiệu và các vấn đề liên quan về bảo hộ thương hiệu mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn về sở hữu trí tuệ, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề ký hiệu bảo hộ thương hiệu và các vấn đề khác liên quan về bảo hộ thương hiệu.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về ý nghĩa ký hiệu bảo hộ thương hiệu và các vấn đề liên quan về bảo hộ thương hiệu của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn và giải đáp thắc mắc về ký hiệu bảo hộ thương hiệu nói riêng và tư vấn sở hữu trí tuệ nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

Khi có nhu cầu, rất đơn giản bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về ký hiệu bảo hộ thương hiệu và các vấn đề liên quan về bảo hộ thương hiệu, bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email. 

Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu xin cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu rất đơn giản bạn chỉ cần cung cấp thông tin, hình ảnh, danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu trong phạm vi bạn muốn bảo hộ. Sau đó, chúng tôi sẽ thực hiện việc tra cứu, tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu và gửi đến bạn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ký hiệu bảo hộ thương hiệu. Nếu có thắc mắc gì về ký hiệu bảo hộ thương hiệu hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected].

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (353 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo