Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định mới nhất 2024

Từ lâu, việc trao đổi hàng hóa, sản phẩm đã trở thành một điều tất yếu khi nhu cầu muốn được trao đổi trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng của con người ngày càng được tăng cao. Cũng từ đó, nền kinh tế thị trường dần xuất hiện và phát triển, kéo theo sự trao đổi, mua bán hàng hóa cũng dần trở nên phổ biến hơn. Cũng chính từ đó mà sự trao đổi hàng hóa dần trở nên chặt chẽ hơn, từ việc trao đổi tay ngang, qua lời nói, chữ tín đến việc ký kết các bản hợp đồng mua bán nhằm đảm bảo sự an toàn, bớt rủi ro trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa, nhất là những loại hàng hóa có giá trị lớn.  Vậy nên, hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng và trở thành chế định được quy định trong Bộ luật Dân sự VIệt Nam. Bài viết sau xin làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng dân sự có phải không?

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 430 như sau:

“ Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.

VÍ dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân, hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa văn phòng phẩm;....

2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 431, Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là “ Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa . Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó”.

Hơn nữa, Luật thương mại năm 2005 hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

Như vậy  đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: vật, tiền, động sản, tài sản gắn liền với đất,.... Những loại tài sản này được coi là hàng hóa nếu nó được phép kinh doanh. Còn đối với những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện như: thuốc mê, ma túy, vũ khí, đạn dược,… thì phải theo một thủ tục nghiêm ngặt do nhà nước quản lý riêng.

3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được xác lập bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc xác lập bằng văn bản. Thường thì đối với các hàng hóa có giá trị nhỏ, phục vụ sinh hoạt hằng ngày, các chủ thể của việc mua bán là cá nhân với cửa hàng kinh doanh, cá nhân với cá nhân kinh doanh thì các bên thường chỉ thỏa thuận bằng miệng việc mua bán, đưa hàng hóa và gửi tiền chẳng hạn như việc mua các nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt,... tại các cửa hàng tiện lợi, chợ dân sinh, siêu thị,....

Tuy nhiên, đối với các hoạt động mua bán hàng hóa có giá trị lớn, thì các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa như vậy thường sẽ lựa chọn việc ký hết hợp đồng mua bán nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của họ cũng như tránh những rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh khi không có hợp đồng chứng thực. Chính vì vậy mà đối với hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản thì các bên thường là thương nhân, tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh. Trong hợp đồng mua bán bằng văn bản, các bên sẽ tiến hành thỏa thuận, đàm phán để ghi vào trong hợp đồng những quy định có tính ràng buộc giữa các bên nhằm bắt các bên thực hiện những gì mình đã giao kết trong hợp đồng như: giá cả hàng hóa. quyền và nghĩa vụ của các bên, điều khoản thanh toán, các điều khoản vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp, quy định về bồi thường thiệt hại, điều khoản về bên chịu rủi ro,...... Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản cần lưu ý những loại hàng hóa bắt buộc phải công chứng chứng thực thì hợp đồng phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.

4. Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. . Rủi ro là điều mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn vì nếu rủi ro xảy đến thì đồng nghĩa với việc bên gánh chịu rủi ro bị thiệt hại. Do vậy, một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng là việc phân định rủi ro. Theo đó, Luật Thương mại năm 2005 quy định về các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
  • Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

  • Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

5. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Điều 434 như sau:

  • Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
  • Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
  • Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản

6. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 2021

Để có thể ký hợp đồng mua bán hàng hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng thì bạn có thể tham khảo Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 2021 của Công ty Luật  ACC:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Hôm nay, ngày....., tháng….., năm….. tại……………………. chúng tôi gồm có: 

BÊN BÁN: ( Sau đây gọi tắt là bên A)

Công ty:……………………………. Địa chỉ:.........................

Đại diện: Ông/ Bà…………………………… Chức vụ:...............................

CMND: Số:...................................... Cấp ngày………………… Tại………………………..

Điện thoại:...........................................

Email:.................................................

Số tài khoản:................................ Tại…………………………………….

BÊN MUA: ( Sau đây gọi tắt là bên B)

Công ty:……………………………. ( Sau đây gọi tắt là bên B)

Địa chỉ:.........................

Đại diện: Ông/ Bà…………………………… Chức vụ:...............................

CMND: Số:...................................... Cấp ngày………………… Tại………………………..

Điện thoại:...........................................

Email:.................................................

Số tài khoản:................................ Tại…………………………………….

Các bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán hàng hóa với những điều khoản sau đây:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Bên A bán cho Bên B:.................., với số lượng là,............

Điều 2: Giá cả:

Bên B thanh toán cho Bên A đơn hàng với số tiền là: …………. đồng ( bằng chữ).

Điều 3: Chất lượng 

Chất lượng mặt hàng được quy định theo…………………..

Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu

  1. Bao bì làm bằng:.................
  2. Quy cách bao bì……………….. cỡ………………..kích thước……………
  3. Cách đóng gói………………….
  4. Trọng lượng cả bì:..................

Điều 5: Thời gian, địa điểm và phương thức giao nhận hàng:

  1. Bên B giao cho Bên A theo lịch sau: từ ngày… tháng...năm… đến ngày...tháng...năm… Tại………………………….
  2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do Bên…………...chịu. Chi phí bốc xếp mỗi bên chịu một đầu hoặc……………………
  3. Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (…………………….) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của các bên:

  • Quyền và nghĩa vụ của bên A:
  • Quyền của bên A
  • Nghĩa vụ của bên A
  • Quyền và nghĩa vụ của bên B:
  • Quyền của bên B
  • Nghĩa vụ của bên B

Điều 7: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa

  1. Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng……... cho bên B trong thời gian là……… tháng.
  2. Bên A cung cấp đủ mỗi  đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng ( nếu cần).

Điều 8: Phương thức thanh toán

Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức………………………. trong thời gian………….

Điều 9: Phạt vi phạm hợp đồng

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
  2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.

Điều 10: Giải quyết tranh chấp

  • Tranh chấp liên quan đến hợp đồng hoặc tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng thiện chí giữa hai bên.
  • Trường hợp các bên không thống nhất giải quyết được tranh chấp bằng hòa giải thì mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

Điều 11: Hiệu lực Hợp đồng

  • Hợp đồng sẽ chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng thỏa thuận tại Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 
  • Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

BÊN A                                                                                                      BÊN B

( Ký và ghi rõ họ tên)                                                             ( Ký và ghi rõ họ tên) 

7. Những câu hỏi thường gặp về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng hành vi không?

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng các hình thức sau: Bằng hành vi, bằng lời nói, bằng văn bản.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có cần phải công chứng, chứng thực không?

Hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa không cần bắt buộc phải có công chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc ký hợp đồng mua bán hàng hóa đối với những loại mặt hàng mà pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực mới hợp pháp.

Công ty Luật ACC có cung cấp mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa không?

ACC chuyên tư vấn soạn thảo hợp đồng cam kết sẽ cung cấp và hướng dẫn cho quý khách mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất. 

8. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của ACC

Tự hào là công ty luật có kinh nghiệp và nghiệp vụ trong việc tư vấn hợp đồng mà hiện nay công ty luật ACC xin gửi đến quý khách dịch vụ tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa 2021 và cung cấp mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa chuẩn. Theo đó, quý khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ được đảm bảo các lợi ích sau:

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
  • Được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình tư vấn loại hợp đồng và hình thức phù hợp.
  • Được tư vấn về nội dung và các điều khoản cơ bản của hợp đồng.
  • Soạn thảo hợp đồng đảm bảo chắc chắn tính pháp lý trong thời gian nhanh nhất.
  • Chi phí hợp lý, trọn gói, không phát sinh.
  • Hỗ trợ chỉnh sửa hợp đồng 01 lần theo yêu cầu của khách hàng.

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn được tư vấn, soạn thảo 1 hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc tư vấn về những vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất. 

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Mail: [email protected]

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1095 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo