Hợp đồng dân sự có cần công chứng không?

Trong quá trình giao kết hợp đồng, một trong những câu hỏi phổ biến là liệu hợp đồng dân sự có cần công chứng hay không? Đây là một vấn đề quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng. Hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng dân sự có cần công chứng không?

Hợp đồng dân sự có cần công chứng không?

1. Công chứng hợp đồng là gì?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì công chứng được hiểu là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

2. Hợp đồng dân sự có cần công chứng không?

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, chấm dứt hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trong đó, nội dung của hợp đồng dân sự có thể bao gồm: Đối tượng, giá, thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp…

Hợp đồng là một trong các hình thức của giao dịch dân sự. Bởi vậy, về vấn đề hợp đồng dân sự có cần công chứng không, khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự hiện hành đã quy định như sau:

Nếu luật quy định giao dịch dân sự phải được lập và thể hiện bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì phải thực hiện theo quy định đó.

Đồng nghĩa, theo quy định này, không phải mọi hợp đồng dân sự đều phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ có những loại hợp đồng được luật quy định phải công chứng/chứng thực mới có giá trị pháp lý thì mới cần thực hiện theo quy định đó.

3. Những loại hợp đồng dân sự nào không cần công chứng?

- Các loại hợp đồng về nhà ở như hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn hoặc thế chấp bằng nhà ở (theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014) hoặc Văn bản thừa kế về nhà ở (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2015).

- Các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất như hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất (căn cứ theo quy định của điểm a, điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).

- Các loại văn bản, hợp đồng khác:

  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chấp hoặc của người không biết chữ hoặc di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài căn cứ khoản 3 Điều 630 và khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Văn bản lựa chọn người giám hộ nêu tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015…

4. Hậu quả của việc không công chứng hợp đồng khi cần thiết

Hậu quả của việc không công chứng hợp đồng khi cần thiết

Hậu quả của việc không công chứng hợp đồng khi cần thiết

Đối với những hợp đồng bắt buộc phải công chứng điển hình như tặng cho quyền sử dụng đất mà lại không công chứng thì hợp đồng sẽ vô hiệu do không tuân thủ về hình thức, căn cứ Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015:

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện lại việc công chứng, chứng thực.

Tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 có quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

5. Tác dụng của việc công chứng hợp đồng

Việc công chứng hợp đồng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả hai bên tham gia vào hợp đồng. Đầu tiên, việc công chứng hợp đồng tạo ra tính pháp lý cao, làm tăng sự tin tưởng và minh bạch giữa hai bên. Hợp đồng được công chứng bởi một cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo tính chính xác và hiệu lực của nó trước pháp luật. Thứ hai, việc công chứng giúp xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng, bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ. Điều này làm giảm nguy cơ tranh chấp và bất đồng sau này giữa các bên. Cuối cùng, việc có hợp đồng được công chứng giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan như chứng thực, xác minh, hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh. Điều này giúp tăng tính rõ ràng và minh bạch trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng sau này.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Có thể tự công chứng hợp đồng dân sự hay không?

Không.Việc công chứng hợp đồng dân sự phải được thực hiện bởi công chứng viên tại Văn phòng công chứng.

6.2. Có thể công chứng hợp đồng dân sự sau khi đã ký kết hay không?

Có thể. Hợp đồng dân sự có thể được công chứng trước hoặc sau khi ký kết. Tuy nhiên, nếu hợp đồng được công chứng sau khi ký kết, các bên cần phải có mặt tại Văn phòng công chứng để xác nhận lại nội dung hợp đồng.

6.3. Hợp đồng dân sự không được công chứng có hiệu lực pháp lý không?

Có, nếu hợp đồng đó không thuộc các loại yêu cầu công chứng theo quy định pháp luật.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hợp đồng dân sự có cần công chứng không? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (883 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo