Cách hạch toán hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan nhập khẩu là một trong những giấy tờ cần thiết khi thực hiện nhập khẩu vào một quốc gia một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Vậy hạch toán hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Hạch Toán Hàng Nhập Khẩu Theo Tờ Khai Hải Quan

 

hạch toán hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan

1. Tờ khai hải quan là gì?

Tờ khai hải quan hay còn gọi với tên tiếng anh là Customs Declaration. Đây là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan theo đó có các quy định như sau:

- Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.

- Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.

- Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.

- Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

+ Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.

Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.

- Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

2. Hạch toán hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan

Khi mua hàng hóa nhập khẩu: nhân viên kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Theo đó

  • Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng hóa về tới cửa khẩu thì nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và đối chiếu, so sánh với tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định. Để hàng hóa được thông quan, lưu hành nội địa thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng phải nộp thuế nhập khẩu (TK SD: 3333).
  • Thuế Tiêu thụ đặc biệt là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thường áp dụng mức thuế suất cao với mục tiêu điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt này. Các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thu nhập đặc biệt: Thuốc lá điếu, rượu, bia, xì gà, kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, goft, kinh doanh xổ số… (TK SD: 3332).

Hai loại thuế này (nếu có) sẽ được cộng vào giá gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Khi phát sinh khoản nợ phải trả cho người bán (bên Có TK 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại thường xuyên có giao dịch). 

Với trường hợp ứng trước cho người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận chi phí thì bên Có TK 331 sẽ áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh với số tiền đã ứng trước.

Khi thanh toán các khoản nợ phải trả cho người bán (bên Nợ TK 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo đúng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. (Trong trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh sẽ được xác định dựa trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).

Với trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho người bán thì bên Nợ TK 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước.

- Khi thanh toán, nếu:

+ Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:

  • Nợ TK 331… (tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.
  • Có TK 112 (theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).

+ Thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi:

  • Nợ TK 331… (tỷ giá trên sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu của hoạt động tài chính.
  • Có TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).

3. Hạch toán các loại thuế đối với hàng nhập khẩu

Khi mua hàng hóa nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải làm tờ khai hải quan đồng thời đóng các loại thuế vào Ngân sách Nhà nước, bao gồm Thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Trong đó:

  • Các loại thuế hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan tính căn cứ vào tờ khai Hải quan nên doanh nghiệp chỉ cần dựa vào tờ khai để hạch toán tiền thuế.
  • Các khoản thuế phát sinh được tính vào giá trị của hàng nhập khẩu
  • Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp khấu trừ có thể được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào; DN khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào được tính vào giá trị hàng nhập khẩu
  • Nếu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, kế toán ghi

Nợ TK 1331 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

  • Nếu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hoặc doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153,156, 211

Có TK 33312 – Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

  • Để hàng nhập khẩu về tới doanh nghiệp, hạch toán:

Nợ TK 156/152/153/211
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331

  • Khi nộp thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 33312, TK 3332, TK 3333, TK 33381

Có TK 111, TK 112

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề hạch toán hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về hạch toán hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1076 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo