Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

Chứng thực giấy tờ không còn xa lạ nữa nhưng không phải ai cũng nắm được khái niệm cũng như giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Để giúp quý bạn đọc có cái nhìn đầy đủ nhất về vấn đề này, Luật ACC xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi!

Gía trị pháp lý của văn bản chứng thực
Gía trị pháp lý của văn bản chứng thực

1. Chứng thực là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể khái niệm chứng thực là gì, tuy nhiên thông qua các quy định của pháp luật tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, chúng ta có thể hiểu chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực, qua đó đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, nội dung giao dịch, và giao dịch.

Theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bao gồm các loại chứng thực như sau:

– Chứng thực bản sao từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

– Chứng thực chữ ký: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

– Chứng thực hợp đồng, giao dịch: là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nêu rõ:
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Xem thêm bài viết: Đối tượng nào được miễn lệ phí chứng thực?

3. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao

– Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

– Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

– Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

– Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

– Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.

– Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

4. Sự khác biệt giữa công chứng và chứng thực

Công chứng và chứng thực là hai hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội, đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, nhưng hiện nay vẫn còn không ít người lầm tưởng rằng công chứng và chứng thực là một. Bởi vì chúng được xếp vào nhóm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản, hợp đồng giao dịch. Vậy công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào? bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Về cơ sở pháp lý, công chứng là hoạt động được thực hiện theo Luật công chứng số 53/2014/QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2015, còn chứng thực được thực hiện theo Nghị định số 23/2015/NĐCP ngày 16/2/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch

Về khái niệm, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (Khoản 1, Điều 2 Luật Công chứng 2014).

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện chứng thực các giấy tờ như sau: Cấp bản sao từ sổ góc; chứng thực bản sau từ bản chính; chứng thực chữ ký; Chứng thực hợp đồng giao dịch, ....
Về thẩm quyền, công chứng do cơ quan Bổ trợ Tư pháp thực hiện. Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc  Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Văn phòng công chứng do 2 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Chứng thực chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện: Phòng Tư pháp; UBND xã, phường; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; công chứng viên... Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.
Về bản chất, công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Công chứng mang tính pháp lý cao hơn.
Còn chứng thực thì chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.

Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành một số loại hợp đồng, văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định. Nếu không thực hiện thủ tục này thì các giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu và khi tiến hành thực hiện thủ tục này chúng ta nên tìm hiểu để biết bản chất của công chứng và chứng thực như thế nào. Ví dụ như mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở,… Theo các thủ tục này thì có thể thấy rằng việc công chứng, chứng thực chính là một loại chứng cứ đáng tin cậy và có hiệu lực pháp lý cao hơn so với các giấy tờ không được công chứng, chứng thực hay các chứng cứ chỉ được trình bày bằng miệng.

Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết về Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực. Quý khách có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (856 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo