Đối tượng nào được miễn lệ phí chứng thực?

Hiện nay, chứng thực không còn là một khái niệm xa lạ nữa, hầu hết mọi công dân Việt nam đều đã từng thực hiện thủ tục này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật đã có những quy định cụ thể về chứng thực, lệ phí chứng thực. Vậy bạn có biết Đối tượng nào được miễn lệ phí chứng thực hay không? Cùng Luật ACC đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Đối tượng nào được miễn lệ phí chứng thực?
Đối tượng nào được miễn lệ phí chứng thực?

1. Chứng thực là gì? 

Hoạt động chứng thực đã trở thành một công cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định tính chính xác và đảm bảo pháp lý của các hợp đồng giao dịch, mua bán,… từ đó đảm bảo được lòng tin, ngăn ngừa sự lừa dối giữa các bên chủ thể, không những thế chứng thực còn phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, góp phần ổn định xã hội.

Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định nội dung như sau:

“Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.”

Trong đó, ta hiểu bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Còn bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Có thể hiểu một cách đơn giản chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế,…

Các loại chứng thực:

Theo quy định của pháp luật, hoạt động chứng thực bao gồm ba loại sau, cụ thể:

Thứ nhất, chứng thực bản sao từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Thứ hai, chứng thực chữ ký: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Thứ ba, chứng thực hợp đồng, giao dịch: là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các văn bản khi được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giá trị pháp lý như sau:

– Giá trị pháp lý của hoạt động chứng thực đối với các văn bản là bản sao được cấp từ sổ gốc và các văn bản là bản sao được chứng thực từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ của các giao dịch liên quan.

– Giá trị pháp lý của hoạt động chứng thực đối với trường hợp chứng thực chữ ký có giá trị chứng minh của người có yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, đồng thời là căn cứ để xác định các trách nhiệm của người đã thực hiện ký các văn bản, giấy tờ.

– Giá trị pháp lý của hoạt động chứng thực đối với chứng thực các hợp đồng, giao dịch sẽ có giá trị chứng minh về các nội dung ghi nhận trong hợp đồng như: địa điểm, thời gian, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện của các bên trong hợp đồng, giao dịch, chữ ký,…

Qua đó, ta nhận thấy, tùy thuộc vào từng văn bản mà người có yêu cầu chứng thực tại cơ quan nhà nước sẽ có giá trị pháp lý khác nhau.

3. Quy định về lệ phí chứng thực

3.1. Đối tượng nộp phí chứng thực:

Theo Điều 2 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về về người nộp phí chứng thực có nội dung như sau:

“Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, các đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3.2 Mức thu phí chứng thực:

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này

Do đó trong dịch vụ hành chính công, nhà nước quy định mức thu phí, lệ phí cụ thể cho từng nhóm yêu cầu. Qua đó giúp các chủ thể có quyền lợi liên quan, giúp công dân nắm được và thực hiện.

Hiện nay mức lệ phí chứng thực được căn cứ theo Quyết định 1024/QĐ-BTP có nội dung như sau:

Stt Thủ tục hành chính Lệ phí
A. Thủ tục hành chính áp dụng chung
1 Cấp bản sao từ sổ gốc Không mất phí
2 Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam cấp hoặc chứng nhận + Tại Phòng Tư pháp, UBND cấp xã:

2.000 đồng/trang;

Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản;

+ Tại Tổ chức hành nghề công chứng:

2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai;

Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

*Trang được tính theo trang của bản chính.

3 Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận + Tại Phòng Tư pháp:

2.000 đồng/trang;

Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản;

+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản;

+ Tại Tổ chức hành nghề công chứng:

2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai;

Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

*Trang được tính theo trang của bản chính.

4 Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) + Tại Phòng Tư pháp và UBND cấp xã: 10.000 đồng/trường hợp

+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản

+ Tại Tổ chức hành nghề công chứng: Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10.000 đồng/trường hợp

*Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản.

5 Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
6 Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
7 Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực 2.000 đồng/trang;

Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản;

*Trang được tính theo trang của bản chính.

B. Chứng thực tại UBND cấp xã
1 Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
2 Chứng thực di chúc 50.000 đồng/di chúc
3 Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản 50.000 đồng/văn bản
4 Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở 50.000 đồng/văn bản
5 Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở 50.000 đồng/văn bản
C. Chứng thực tại Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp)
1 Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp 10.000 đồng/trường hợp
2 Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp 10.000 đồng/trường hợp
3 Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
4 Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản 50.000 đồng/văn bản
5 Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản 50.000 đồng/văn bản
D. Chứng thực tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (do Công chứng viên thực hiện chứng thực)
1 Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai;

Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

 

2 Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) 10.000 đồng/trường hợp *Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản.
E. Chứng thực tại Cơ quan đại diện
1 Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự 10 USD/bản
2 Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự 10 USD/bản

4. Đối tượng nào được miễn lệ phí chứng thực?

Theo Điều 10 Luật Phí và lệ phí năm 2015 về miễn, giảm phí, lệ phí thì:

“1. Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

…….

  1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền”.  

Như vậy, Luật Phí và lệ phí năm 2015 chỉ quy định chung các đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí; đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về đối tượng được miễn, giảm phí chứng thực.

Theo Điều 5 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định các đối tượng được miễn phí như sau:

“Cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì không phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, các đối tượng được miễn phí chứng thực phải là cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.

Đối với người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo nhưng không thuộc trường hợp vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định với việc chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản không thuộc đối tượng được miễn phí chứng thực.

Nếu các chủ thể thực hiện vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp thì sẽ được miễn phí chứng thực hợp đồng thế chấp.

Xem thêm bài viết: Những đối tượng nào được miễn giảm phí công chứng?

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật ACC về Đối tượng nào được miễn lệ phí chứng thực? dành cho quý bạn đọc. Chúng tôi đã lựa chọn, tổng hợp và phân tích những vấn đề pháp lý liên quan nhất , hy vọng đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía dưới để được kịp thời hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (491 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo