Công chứng viên là gì? Những điều cần biết

Để công chứng được vì công chứng viên đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ theo quy định pháp luật hiện nay thì chỉ có công chứng viên mới được thực hiện công việc công chứng. Do vị trí quan trọng đó, gần đây ACC nhận được nhiều câu hỏi về công chứng viên. Bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về công chứng viên.

Công chứng hợp đồng ủy quyền

1. Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Nhiệm vụ của công chứng viên đó là:

  • Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

2. Tiêu chuẩn của công chứng viên

Để trở thành công chứng viên thì bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể:

  • Có bằng cử nhân luật
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  • Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

3. Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên

Bước 1:
Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng

Bước 2:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Trường hợp từ chối, thì thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do

Bước 4:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Bước 5:
Người đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp theo thông báo (giấy hẹn) hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính (nếu có đăng ký)

4. Dịch vụ tư vấn về công chứng

ACC là đơn vị uy tín, chúng tôi tư vấn rất nhiều vấn đề pháp lý theo yêu cầu của khách hàng bao gồm cả công chứng. Khi thực hiện các dịch vụ tại ACC nếu cần công chứng ACC sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện.

Chúng tôi cam kết:

  • Tư vấn kỹ càng các nội dung pháp lý. Quý vị sẽ được nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên nghiệp của ACC, do đó có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ;
  • Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về công chứng cũng như pháp lý;
  • Chi phí đảm bảo hợp lý và không phát sinh bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã báo từ đầu;
  • Nhiệt tình với khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung quan trọng về công chứng viên. Hy vọng qua bài viết quý vị sẽ nắm được các thông tin chi tiết về công chứng viên.

5. Câu hỏi thường gặp

Đào tạo nghề công chứng như thế nào?

- Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.

- Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng như thế nào?

- Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.

- Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.

Các trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng như thế nào?

- Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

+ Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

+ Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

+ Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng như thế nào?

- Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);

+ Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.

- Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (289 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo