Mẫu đơn tố giác tội phạm, Hướng dẫn cách viết [Mới nhất 2024]

 

Theo quy định tại Điều 144 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chứng kiến, phát hiện một hành vi có dấu hiệu tội phạm của bất kỳ cá nhân nào thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ tố giác đến cơ quan có thẩm quyền. Công dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Không tố giác tội phạm” theo quy định của Bộ Luật hình sự nếu biết mà không tố giác tội phạm. Vậy đơn tố giác tội phạm được viết như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu đơn tố giác tội phạmhướng dẫn cách viết.

Đơn Tố Giác Tội Phạm
Đơn Tố Giác Tội Phạm

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015 số 101/2015/QH13;

  • Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC;
  • Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
  • Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tố cáo.

2. Đơn tố giác tội phạm là gì?

Đơn tố giác tội phạm có thể hiểu là đơn của cá nhân có nội dung về việc tố giác hành vi có dấu hiệu phạm tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung làm đơn tố giác tội phạm rất đa dạng: hành vi hành hạ trẻ em, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản,... 

Nếu như trước đây, việc tố giác tội phạm là điều mà đa số mọi người rất e dè thì hiện nay, tư duy đó đã được thay đổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ được thẩm quyền tiếp nhận giải quyết tin tố giác tội phạm là ở đâu và thực hiện như thế nào. Luật ACC mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Thẩm quyền tiếp nhận giải quyết tin tố giác tội phạm

3. Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất

Trong đơn tố giác tội phạm, cần được trình bày theo những phần mẫu cơ bản như quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản,….Tiếp theo, người tố giác tội phạm cần điền đầy đủ thông tin của bản thân và người bị tố giác, đồng thời thuật lại chi tiết hành vi và các chứng cứ chứng minh (nếu có) hành vi phạm tội của người bị tố giác. Người tố giác cũng có thể làm đơn nặc danh (giấu tên) trong trường hợp có thể bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe.
Công ty Luật ACC cung cấp mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất để bạn đọc tham khảo và áp dụng trong trường hợp của mình. Mọi vấn đề pháp lý liên quan quý khách hàng chưa rõ, cần tham khảo vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ.

 

      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm….. 

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

     (Về hành vi……………………) (1)
               Kính gửi: Cơ quan điều tra, Công an quận/huyện (2) …………...
Tôi tên là:…………………………………Ngày sinh:…………………………...…
CMND/CCCD số:…………do:………………..cấp ngày:…………………...……..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….………………
Hiện đang cư trú tại:…………………………………………………………………
Nay tôi làm đơn này kính mong Quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng:
Họ và tên:……………………...……………………………………………………..
Hiện đang cư trú tại:..………………………………………………………………..
Đối tượng này đã có hành vi (3)……………………...……………………………….
Chứng cứ chứng minh (nếu có) (4):…………………….……………….……………
Từ sự việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng cá nhân này đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều …, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nay bằng đơn này và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, tôi kính đề nghị các Quý cơ quan xác minh điều tra làm rõ hành vi phạm tội của ông/bà… và xử lý hành vi có dấu hiệu tội phạm của họ theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người dân chúng tôi và đảm bảo tình hình an ninh, xã hội trên địa bàn.
Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
                                                                                     Người làm đơn
                                                                                 (ký và ghi rõ họ tên)
 
 

Hướng dẫn viết đơn:

(1) Nêu rõ hành vi vi phạm, ví dụ: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản...
(2) Cơ quan tiếp nhận đơn tố giác tội phạm
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
(Theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC)
(3) Trình bày rõ các sự kiện dẫn đến việc làm đơn tố giác
(4) Trình bày chứng cứ chứng minh nếu có.

Khi phát hiện một hành vi có dấu hiệu tội phạm của bất kỳ cá nhân nào thì mọi cá nhân có thể tố giác đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy nơi nộp đơn tố giác tội phạm ở đâu? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giúp bạn đọc làm rõ quy định của pháp luật về nơi nộp đơn tố giác tội phạm.

4. Nộp đơn tố giác tội phạm ở đâu?

Nộp đơn Tố Giác Tội Phạm ở đâu
Nộp đơn Tố Giác Tội Phạm ở đâu

Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC) cụ thể, Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

+ Cơ quan điều tra;

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Viện kiểm sát các cấp;

+ Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

5. Thời hạn giải quyết đơn tố giác tội phạm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ trong thời hạn 20 ngày phải tiến hành kiểm tra, xác minh và ra một trong những quyết định như: Khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. 
Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên không được kéo dài quá 02 tháng. Nếu cần gia hạn thì chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015. 
Như vậy đối với một vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không kéo dài quá 02 tháng trừ trường hợp có xin gia hạn kiểm tra, xác minh và được viện kiểm sát chấp thuận bằng văn bản.
Đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được viết như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

6. Nguyên tắc tiếp nhận và giải quyết tố giác tội phạm

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN-PTNT-VKSNDTC quy định như sau:

  • Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và quy định tại Thông tư liên tịch này.
  • Chỉ những cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mới được tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, người có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Người làm trái pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố về việc giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa

7. Tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật bị xử lý thế nào?

Khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định rằng Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Theo đó, mức xử phạt dành cho hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật bao gồm:

7.1. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật

Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định mức phạt đối với hành vi trên như sau:

- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, trừ trường hợp người thực hiện hành vi là luật sư quy định tại khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15:

+ Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền;

+ Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

- Trường hợp luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật nêu trên.

Theo đó, người có hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính đến 15.000.000 đồng, đối với luật sư thì mức phạt lên đến 30.000.000 đồng.

7.2. Xử lý kỷ luật đối với hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật

Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định rằng Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc

Đơn tố giác tội phạm
Đơn tố giác tội phạm

8.1.Tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật có bị phạt tù không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khi người thực hiện một trong các hành vi bịa đặt phạm tội thuộc khoản 2 và khoản 3 Điều này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

8.2.Người bào chữa biết rõ người được bào chữa phạm tội giết người nhưng không tố giác tội phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Nếu người phạm tội giết người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người bào chữa biết rõ người được bào chữa phạm tội giết người trong trường hợp này nhưng không tố giác tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu người phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 này thì thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đây là tội phạm rất nghiêm trọng. Người bào chữa biết rõ người được bào chữa phạm tội giết người trong trường hợp này nhưng không tố giác tội phạm thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

8.3. Kết quả tiếp nhận và giải quyết tố giác tội phạm được gửi về tới cơ quan nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC kết quả tiếp nhận và kết quả giải quyết tố giác tội phạm phải được gửi về cho Viện kiểm sát.

8.4.Cơ quan điều tra phải giải quyết tố giác tội phạm trong thời hạn tối đa là bao lâu?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định theo quy định của pháp luật trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác về tội phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Mẫu đơn tố giác tội phạm, Hướng dẫn cách viết. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về tố giác tội phạm. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn/ Luật sư tranh tụng hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1185 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo