Mẫu CV xin việc kế toán ấn tượng 2024

Ngành kế toán hiện đang là công việc “hot” được nhiều bạn lựa chọn. Để được vào làm kế toán thì bước đầu bạn cần viết CV xin việc kế toán. CV sẽ là cầu nối giữa bạn với nhà tuyển dụng. Vậy viết CV kế toán như thế nào cho ấn tượng nhất ? Để trả lời câu hỏi được đặt ra, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của ACC nhé!

Mẫu CV xin việc kế toán ấn tượng 2024

Mẫu CV xin việc kế toán ấn tượng 2024

1. Mẫu CV xin việc kế toán là gì?

Mẫu CV xin việc kế toán là một tài liệu tóm tắt thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và các thành tích liên quan đến ngành kế toán của bạn. Mẫu CV này sẽ giúp bạn giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, từ đó tăng cơ hội được ứng tuyển thành công.

2. Mẫu CV xin việc kế toán ấn tượng 2024

2.1. Mẫu CV cho thực tập sinh kế toán

Mẫu CV cho thực tập sinh kế toán

Mẫu CV cho thực tập sinh kế toán

2.2. Mẫu CV kế toán nội bộ

Mẫu CV kế toán nội bộ

Mẫu CV kế toán nội bộ

2.3. Mẫu CV xin việc kế toán kho

Mẫu CV xin việc kế toán kho

Mẫu CV xin việc kế toán kho

3. Hướng dẫn cách viết CV xin việc ngành kế toán

3.1. Thông tin cá nhân

Trong phần này bạn cần thể hiện được bạn là ai? Thông tin liên lạc của bạn là như thế nào? Vì thế, bạn cần thể hiện đầy đủ và rõ ràng các thông tin như: ngày sinh, địa chỉ chỗ ở hiện tại, số điện thoại, email. Với ảnh trong CV, bạn nên chọn ảnh nghiêm túc và mang lại cảm giác đáng tin cậy.

3.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Ở phần này trong mẫu CV kế toán các bạn có thể chia ra làm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, cần thể hiện được mong muốn, tham vọng của bản thân muốn gì trong tương lai để nhà tuyển dụng thấy được sự cầu tiến trong con người bạn. Thể hiện bạn là người sống có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng. Ví dụ:

  • Đối với mục tiêu ngắn hạn, trong vòng từ 3 - 6 tháng tôi muốn trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới, nắm vững được kiến thức tổng quan trong ngành
  •  Đối với mục tiêu dài hạn: Trong vòng 3 năm tới tôi sẽ cố gắng hết sức để trở nên chuyên nghiệp hơn, trở thành kế toán trưởng trong công ty.

3.3. Trình độ học vấn

- Trình độ học vấn một trong những phần quan trọng nhất. Bằng cử nhân sẽ có ưu thế hơn hẳn, còn nếu bạn có bằng cao đẳng thì phải bù lại bằng kinh nghiệm dày dặn và các chứng chỉ chuyên ngành.

- Nội dung ở phần này bạn cần trả lời được các câu hỏi như: “Bạn tốt nghiệp đại học/cao đẳng chuyên ngành gì? Xếp loại gì?”, “Bạn đã học thêm được những loại chứng chỉ nào?”. Bạn cần lưu ý, nội dung phần này nên được sắp xếp theo thứ tự các mốc thời gian và cần sự chính xác.

3.4. Kinh nghiệm làm việc

- Trong phần này, bạn hãy nêu một vài công ty trước đó làm việc trong thời gian dài, không nên liệt kê những công việc chỉ vài tháng. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người nhảy việc hoặc không thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bạn đang viết CV kế toán thì hãy liệt kê những kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực này như kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán nội bộ,..

- Đối với những bạn chưa từng làm gì, chưa có kinh nghiệm gì thì trong CV xin việc không nên thêm mục này. Bạn không nên khai gian vì ngành nghề này phải thường xuyên làm việc với phần mềm và những con số, cho dù bạn cố tình ghi kinh nghiệm vào CV thì cũng không thể vượt qua vòng phỏng vấn.

3.5. Kỹ năng

Đối với vị trí kế toán tổng hợp, kỹ năng chuyên môn sẽ quan trọng hơn kỹ năng mềm, tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp hay đàm phán vẫn cần phải có. Các kỹ năng cần có của một nhân viên kế toán có thể kể đến như:

  • Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ.
  • Kỹ năng thích nghi với môi trường và chịu được áp lực của công việc.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, đặc biệt là Excel, Word và PowerPoint.

Nếu có khả năng làm được những công việc gì về nghiệp vụ kế toán thì bạn nên liệt kê vào đây. Ví dụ như: thành thạo làm báo cáo kế toán tháng, quý, năm, báo cáo thuế, biết cách lên sổ sách và lập được BCTC…

3.6. Chứng chỉ

Nếu có chứng chỉ về kế toán, bạn nên liệt kê vào trong mẫu CV kế toán của mình, bạn nên trình bày tên chứng chỉ, tổ chức cấp. Nếu bạn có CPA hay CFA hoặc một số loại chứng chỉ liên quan khác còn thời hạn, hãy nhớ đề cập tới chúng trong CV. Bạn có thể mô tả ngắn gọn về nội dung và mục đích của chứng chỉ, để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kỹ năng và kiến thức mà bạn có được.

4. Một số lưu ý trong mẫu cv xin việc kế toán

Hình thức

  • Sử dụng phông chữ dễ đọc, cỡ chữ phù hợp (thường là 11-12pt)
  • Căn chỉnh lề trái, giãn dòng hợp lý
  • Sử dụng các tiêu đề rõ ràng để phân chia các mục trong CV
  • Trình bày CV ngắn gọn, súc tích, không nên dài quá 2 trang

Nội dung:

  • Tập trung vào những thông tin liên quan đến vị trí kế toán mà bạn ứng tuyển
  • Nêu rõ những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng
  • Sử dụng các từ khóa có liên quan đến ngành kế toán
  • Sử dụng số liệu cụ thể để minh chứng cho những thành tích của bạn
  • Kiểm tra kỹ lưỡng CV trước khi gửi đi để tránh mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Trên đây là những nội dung cần thiết mà ACC mang đến cho bạn về Mẫu CV xin việc kế toán ấn tượng 2024. Nếu bạn có vướng mắc , vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900.3330 để được hỗ trợ trực tiếp.

>>> Bạn tải và chỉnh sửa mẫu CV theo ý của bản thân tại đây.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1098 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo