Điều kiện kinh doanh các dịch vụ tài chính? [Chi tiết 2023]

Thành tựu của nền kinh tế hiện đại chính là kết quả mà trong đó, có sự đóng góp to lớn của dịch vụ tài chính. Chúng ta “chung sống” và “dựa dẫm” vào các dịch vụ tài chính thường xuyên. Tuy nhiên, trong hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu, người ta bắt đầu nhìn nhận lại và kêu gọi việc nên quản lý chặt chẽ hơn các dịch vụ tài chính. Vậy dịch vụ tài chính là gì? cũng như Điều kiện kinh doanh dịch vụ tài chính là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Chinh Sach Ho Tro Doanh Nghiep Kho Khan Vi Covid 19

Điều kiện kinh doanh các dịch vụ tài chính?

1. Khái niệm dịch vụ tài chính

Financial Services hay dịch vụ tài chính hiểu một cách đơn giản nhất, đó chính là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hệ thống các dịch vụ kinh tế cung cấp bởi thị trường tài chính. Nói cách khác, các dịch vụ tài chính có mối liên kết chặt chẽ đến quá trình sử dụng vốn, lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.

Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để gọi tên các tổ chức cung cấp những giải pháp về tài chính, tiền đề, đầu tư. Chẳng hạn như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tín dụng,…

Khái niệm dịch vụ tài chính cũng có thể được hiểu là một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ mang bản chất tài chính và là lĩnh vực đang được điều chỉnh, thảo luận bởi một biện pháp cho cơ quan Nhà nước hoặc một bên duy trì thực hiện quyền giám sát, quản lý.

2. Tổng quan các ngành dịch vụ tài chính

Trong thế giới của các dịch vụ tài chính, hãy khám phá những dịch vụ tài chính điển hình sau đây:

2.1. Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan

Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan
Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan
– Các tổ chức, công ty bảo hiểm trực tiếp gộp các khoản phí bảo hiểm (khoản thanh toán) từ những cá nhân tìm cách bảo vệ và tránh những rủi ro, thanh toán cho những cá nhân gặp phải các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp, cá nhân được bảo hiểm. Chẳng hạn như: tai nạn giao thông (ô tô, xe máy), chìm tàu,…

– Các nhà tái bảo hiểm, có thể là một cá nhân, một công ty có tiềm lực kinh tế lớn đồng ý với một mức chi phí để bảo hiểm một số rủi ro do công ty bảo hiểm trực tiếp đảm nhận.

– Các trung gian bảo hiểm, chẳng hạn như nhà môi giới hay các đại lý bảo hiểm sẽ kết nối những cá nhân tìm cách trả tiền để bảo hiểm rủi ro với những cá nhân sẵn sàng chấp nhận nó với một mức chi phí nhất định.

3.2. Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác

– Nhận tiền gửi và các khoản có thể cho vay hoặc hoàn trả: Các ngân hàng thanh toán cho những người đưa tiền cho họ để họ đầu tư hoặc cho vay với mục tiêu sinh lãi trên phần chênh lệch giữa số tiền họ trả cho người gửi tiền và họ nhận được từ người đi vay.

– Quản lý hệ thống thanh toán: Các ngân hàng giúp quá trình chuyển tiền từ cá nhân này sang cá nhân khác và tạo cơ hội cho các giao dịch thanh toán tài khoản thông qua thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử, phiếu séc,…

Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác

– Thương mại: Ngân hàng giúp các doanh nghiệp bán và mua chứng khoán, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh.

– Phát hành chứng khoán: Ngân hàng giúp cá nhân đi vay huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu trong công ty hoặc phát hành trái phiếu.

– Quản lý tài sản: Ngân hàng cung cấp các lời khuyên hoặc thay mặt khách hàng, những người trả tiền cho chuyên môn của họ đầu tư quỹ.

Tuy nhiên, sự khác biệt trong lĩnh vực tài chính là không rõ ràng. Chẳng hạn như: một cá nhân làm việc trong ngành bất động sản, hay một nhà môi giới thế chấp có thể giúp khách hàng tìm một khoản vay với thời hạn và cơ cấu lãi suất phù hợp để mua nhà. Tuy nhiên, những khách hàng đó cũng có thể vay từ ngân hàng thương mại hoặc từ thẻ tín dụng của họ. Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của khách hàng và tiến hành tạo ra lợi nhuận cao hơn bằng cách cho vay. Ngân hàng đầu tư giúp các doanh nghiệp huy động vốn. Còn các công ty bảo hiểm cung cấp giải pháp chống lại rủi ro từ các sự kiện được bảo hiểm bằng cách thu phí bảo hiểm từ những khách hàng mua hợp đồng.

3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tài chính

Điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Ngày có hiệu lực

Căn cứ pháp lý

Điều 20. Điều kiện cấp Giấy phép

1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

c) Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

d) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật này;

e) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 và các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này;

b) Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật này.

4. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;

b) Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

5. Điều kiện cấp Giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 21. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép

Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

Điều 108. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính

1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:

a) Nhận tiền gửi của tổ chức;

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;

c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

đ) Bảo lãnh ngân hàng;

e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 110. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính

1. Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.

3. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 112. Hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tài chính

1. Nhận tiền gửi của tổ chức.

2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.

3. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Cho thuê tài chính.

5. Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính.

6. Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính.

7. Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

01/01/2011

Luật các tổ chức tín dụng 2010

Khoản 18 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017

Trên đây là toàn bộ nội dung về Điều kiện kinh doanh dịch vụ tài chính mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích đến quý bạn đọc. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1131 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo