Thủ Tục Thay Đổi Vốn Điều Lệ Hợp Tác Xã [Chi Tiết 2023]

Hợp tác xã (HTX) là mô hình sản xuất lâu đời và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam. Đây là một mô hình kinh tế rất phổ biến vì nó tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân và giúp xây dựng xã hội, xây dựng sự ổn định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ từng giai đoạn HTX có thể thay đổi vốn ban đầu để đáp ứng nhu cầu của HTX bất cứ lúc nào thuận tiện. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn về thủ tục thay đổi vốn điều lệ hợp tác xã. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Thủ Tục Thay Đổi Vốn Điều Lệ Hợp Tác Xã [chi Tiết 2023]

Thủ Tục Thay Đổi Vốn Điều Lệ Hợp Tác Xã [Chi Tiết 2023]

1. Vốn điều lệ của Hợp tác xã là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2012 quy định vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, Hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã.

Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.

Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã với thành viên, Hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.

2. Hợp tác xã có thể huy động vốn qua những phương thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 83/2015/TT-BTC về huy động vốn và các khoản trợ cấp, hỗ trợ như sau:

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quyền huy động vốn theo quy định của pháp luật để phục vụ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cho chủ nợ theo cam kết trong hợp đồng.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên theo trình tự, thủ tục như đối với trường hợp huy động vốn từ tổ chức, cá nhân trong nước.

Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3. Phương thức huy động vốn: Huy động vốn từ các thành viên, hợp tác xã thành viên; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân, tổ chức ngoài hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

4. Nguyên tắc huy động vốn:

a) Việc huy động vốn phải có phương án được đại hội thành viên hay hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp tại điều lệ và quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.

b) Việc vay vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật.

c) Việc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:

a) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

b) Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Hợp tác xã có thể huy động vốn theo các cách sau: Vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác, cá nhân, tổ chức không hợp tác, hợp tác xã và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ hợp tác xã

1. Khi hợp tác xã có vốn điều lệ thay đổi thì hợp tác xã phải gửi thông báo đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã. Nội dung thông báo gồm có:
a) Tên hợp tác xã, số đăng ký kinh doanh, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;

c) Ngành, nghề kinh doanh;

d) Mức vốn điều lệ đã đăng ký, mức vốn điều lệ dự kiến đăng ký thay đổi, phương thức và thời điểm thay đổi vốn;

đ) Họ tên, số chứng minh nhân dân, chữ ký và nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.

Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản của Ban Quản trị, biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi vốn điều lệ của hợp tác xã.

2. Kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đăng ký kinh doanh phải trao giấy biên nhận và thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ cho hợp tác xã trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc).

3. Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định thì cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn điều lệ đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó; hợp tác xã phải đồng thời gửi thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước về vốn pháp định.

Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về quy định thay đổi vốn điều lệ hợp tác xã. Nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý phát sinh, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo