Việc tăng hay giảm thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ ràng ngành nghề của bên mình như nào, mức vốn điều lệ quy định là bao nhiêu và tại sao doanh nghiệp cần thực hiện tăng hay giảm vốn. Trên thực tế, việc tăng vốn điều lệ dễ dàng hơn so với việc giảm vốn điều lệ cho nên doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện thay đổi. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ đến quý bạn đọc về nội dung luật thay đổi vốn điều lệ. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Hoàn Thành Các Quy Định Pháp Luật Về Thay Đổi Vốn Điều Lệ
1. Các trường hợp tăng vốn điều lệ
– Tăng vốn góp của thành viên;
– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật Doanh nghiệp 2014. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
2. Các trường hợp giảm vốn điều lệ
– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014;
– Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật doanh nghiệp 2014.
Căn cứ điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi vốn điều lệ gồm :
– Thông báo về việc thay đổi thay đổi vốn điều lệ với Sở kế hoạch đầu tư
– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên về việc thay đổi các nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
– Giấy tờ, tài liệu khác kèm theo (Hợp đồng tặng cho cổ phần vốn góp và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc tặng cho (trường hợp thay đổi cổ đông do tặng cho cổ phần), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ tùy của giám đốc, người đại diện theo pháp luật….
Ngoài ra, chủ công ty còn phải đảm bảo thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ đối với chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp giảm vốn điều lệ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp
– Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
– Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp với lệ phí: 200.000 VNĐ
Trên đây là nội dung luật thay đổi vốn điều lệ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
Nội dung bài viết:
Bình luận