Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 hiện hành

Kết hôn là một vấn đề mà được sự quan tâm của mọi người và đặc biệt là của những người đang có kế hoạch kết hôn. Việc kết hôn không chỉ là hai cá nhân đồng ý mà ngoài ra phải tuân theo các quy định của pháp luật và thủ tục dựa theo luật pháp hiện hành. Như vậy thì điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 là gì? Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014. Để tìm hiểu hơn về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 nhé.

dieu-kien-ket-hon-theo-luat-hon-nhan-gia-dinh-2014

Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014

1. Kết hôn là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thi kết hôn được định nghĩa như sau:

  • Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định khá cụ thể về kết hôn là việc một người nam và một người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên nguyên tắc tự nguyện và không có sự ràng buộc, ép buộc nào theo quy định của luật này thì sẽ đáp ứng được các điều kiện để đăng ký kết hôn.

2. Điều kiện kết hôn.

Đề việc kết hôn được đúng pháp luật thì điều kiện kết hôn phải đáp ứng được các quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, có thể thấy thì luật hiện hành quy định khá cụ thể về điều kiện kết hôn của công dân hiện nay từ độ tuổi của nam và nữ, sự tự nguyện, năng lực hành vi và các điều kiện khác theo quy định. Đặc biệt thì luật hiện hành không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

3. Các hành vi bị cấm kết hôn.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấm các hành vi sau đây:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Yêu sách của cải trong kết hôn;
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  • Bạo lực gia đình;
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

4. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật.

Căn cứ theo Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình thì xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

  • Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
  • Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

5. Kết luận điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014 thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1182 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo