Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 là Luật sở hữu trí tuệ mới nhất. Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã trải qua 02 lần sửa đổi bổ sung vào năm 2009 và năm 2019. Bài viết dưới đây mời quý bạn đọc cùng tham khảo nội dung về Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ.

Bai Tap So Huu Tri Tue
Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về khái niệm sở hữu trí tuệ như sau:

“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, ba gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền sở hữu trí tuệ có thể bị giới hạn.

Có thể thấy việc các tổ chức hay cá nhân khi bỏ công sức nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm này khi được đăng ký thì sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.

2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo quy định của pháp luật và dựa trên thực tiễn, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ luôn được Nhà nước ta quan tâm. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và chủ sở hữu quyền sử dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng thuộc sở hữu của mình. Hay, hiểu một cách đơn giản thì bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế và là việc xử lý khi có hành vi xâm phạm.

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: các tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:

– Thứ nhất: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

– Thứ hai: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cần lưu ý rằng việc đưa ra yêu này phải được thực hiện tuân theo các quy định về: Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm; Các tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm; Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền; Chứng cứ chứng minh xâm phạm; Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm và phải nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm.

– Thứ ba: Thực hiện việc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3. Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 36. Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm 2009) quy định "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu."

Như vậy, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

Theo đó, Quyền tài sản được quy định tại Điều 20 như sau:

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Trên đây là nội dung Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (936 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo