Đáo hạn chứng khoán phái sinh vào thời điểm nào? [Mới 2024

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng.  Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh. Vậy quy định của pháp luật về đáo hạn chứng khoán phái sinh như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả quy đinh đáo hạn chứng khoán phái sinh.

Tra-cuu-ma-chung-khoan-cap-nhat-2022

Đáo hạn chứng khoán phái sinh (cập nhật 2022)

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa của chứng khoán phái sinh cụ thể là:

“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”

2. Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh còn có tên gọi tiếng Anh là Expiration date. Có thể hiểu đơn giản, đây là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh. Nhà đầu tư cần phải suy xét kỹ lưỡng và ra quyết định với vị thế của mình trong hợp đồng phái sinh trước hoặc trong ngày đáo hạn này.

Khi ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh đến nắm vị thế trong hợp đồng phái sinh có thể lựa chọn đóng vị thế sau đó ghi nhận lãi lỗ, thực hiện quyền theo hợp đồng hoặc cũng có thể để nguyên hợp đồng không giá trị đáo hạn.

Ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là ngày hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển thành các tháng tiếp theo để giao dịch

3. Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?                                                        

Mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể, hoàn toàn khác biệt với thị trường chứng khoán cơ sở. Tại ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh các giao dịch của hợp đồng sẽ dừng lại và chuyển thành tiền mặt.

Thông thường vào ngày Thứ năm lần thứ 3 trong mỗi tháng quy định là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Luôn tồn tại 4 hợp đồng tương lai được giao dịch ở bất kỳ thời điểm nào. Theo đó, các tháng đáo hạn bao gồm lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

4. Đáo hạn chứng khoán phái sinh có ảnh hưởng đến thị trường không?

Thông thường trước ngày đáo hạn phái sinh thị trường có xu hướng biến động mạnh. Thời điểm đáo hạn chứng khoán phái sinh chính là lúc các nhà đầu tư có thể thể hiện vị thế của mình trong giao dịch. Chứng khoán phái sinh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì có ưu điểm nổi bật với giao dịch 2 chiều đồng thời có thể sinh lợi nhuận ngay cả khi thị trường đang giảm. Từ đó, giúp nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận tối ưu cho danh mục đầu tư của mình.

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1. Nếu tôi muốn bán CW trước khi đáo hạn, tôi có làm được không?

Để chốt lãi trước khi Chứng quyền đáo hạn, NĐT có thể giao dịch trên Sàn giao dịch HSX thông qua KBSV bằng việc bán chứng quyền mua (giao dịch đối ngược với giao dịch trước)

5.2. Giá của CW bị tác động như thế nào khi chứng khoán cơ sở có sự kiên doanh nghiệp?

Khi có sự kiện doanh nghiệp, giá của Chứng quyền trên thị trường không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên giá thực hiện quyền và tỷ lệ chuyển đối của Chứng quyền sẽ bị điều chỉnh. Cách thức điều chỉnh được quy định trong bản cáo bạch của Tổ chức phát hành.

5.3. Khả năng thanh toán của Tổ chức phát hành CW được bảo đảm như thế nào?

Theo Thông tư số 107/2016/TT-BTC, trước khi phát hành chứng quyền nghĩa vụ của Tổ chức phát hành (TCPH) như sau:

  • Ký quỹ đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% giá trị chứng quyền dự kiến phát hành, tài sản này phải được ký quỹ với Ngân hàng lưu ký trong suốt thời gian có hiệu lực của Chứng quyền
  • Hàng ngày, TCPH phải thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro cho số lượng chứng quyền đang lưu hành và báo cáo với SGD HSX.

5.4. Tôi được lợi gì khi giao dịch chứng khoán phái sinh?

Khi giao dịch chứng khoán phái sinh, Nhà đầu tư được sử dụng thêm các công cụ để có thể tối đa hóa được các mục đích sau:

  •  Phòng vệ rủi ro (khi nắm giữ đồng thời tài sản cơ sở và CKPS để trung hòa biến động giá)
  •  Đầu cơ (Do tính chất đòn bẩy cao của Phái sinh, NĐT có thể chỉ đặt cược vào biến động một chiều lên hoặc xuống của tài sản cơ sở)
  • Đầu tư chênh lệch (nếu NĐT nhận thấy có sự chênh lệch về định giá của chứng khoán phái sinh, Nhà đầu tư có thể tận dụng sự chênh lệch này để kiếm lợi nhuận)

Khác với Chứng khoán cơ sở, Nhà đầu tư có quyền bán khống chứng khoán phái sinh, có thể chốt ngay lợi nhuận tại T+0 mà không phải chờ tiền về bằng cách thực hiện một giao dịch đối ngược với giao dịch cũ

Hợp đồng tương lai và chứng quyền đảm bảo là sản phẩm được tiêu chuẩn hóa bởi các Sở giao dịch chứng khoán (HNX, HSX) nên tính thanh khoản cao, mức rủi ro thấp

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định đáo hạn chứng khoán phái sinh để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

✅ Kiến thức: Đáo hạn chứng khoán phái sinh
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1166 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo