Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Quốc Tế [Chi Tiết 2023]

Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, Việt nam đang dần khẳng định được vị trí và chỗ đứng trong thị trường quốc tế. Cùng với đó, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu phát triển các sản phẩm trí tuệ của mình đang tăng cao mạnh mẽ, bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Quốc Tế [chi Tiết 2023]

Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Quốc Tế [Chi Tiết 2023]

1. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông thường được hiểu là đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, có phạm vi bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam, chủ sở hữu muốn kiểu dáng của mình được bảo hộ tại nước nào thì đăng ký tại nước đó hoặc chỉ định nước đó để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Chủ sở hữu kiểu dáng có thể đăng ký tại một, hai hay nhiều nước mà mình có nhu cầu bảo hộ, không bị giới hạn số lượng hay phạm vi bảo hộ.

2. Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Việt Nam có được bảo hộ tại nước ngoài không?

Phạm vi bảo hộ kiểu dáng được rất nhiều người quan tâm, do xu thế toàn cầu hóa nên ngoài việc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, các doanh nghiệp và tổ chức đều muốn sản phẩm của mình được bảo đảm quyền lợi ở các nước khác, các nước mà họ có nhu cầu xuất nhập khẩu, phân phối.

Khi đăng ký Kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, ta có thể nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ, thành phần hồ sơ và thủ tục nộp hồ sơ sẽ theo hình thức đăng ký quốc tế. Lúc này sẽ tránh cho việc doanh nghiệp, cá nhân phải nộp trực tiếp tại nước ngoài hay gửi đường bưu điện quốc tế, tránh bị tốn chi phí và thất lạc hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế rất nhiều.

Phạm vi bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Do đó, khi kiểu dáng công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại Việt Nam sẽ chỉ được bảo hộ tại lãnh thổ Việt Nam.

3. Các hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là thực hiện việc bảo hộ tại các lãnh thổ ngoài Việt Nam nên các hình thức bảo hộ cũng khá đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà chủ sở hữu có thể lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp.

Hiện nay có 03 hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế chính là:

3.1 Đăng ký theo từng quốc gia

Các doanh nghiệp, cá nhận có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua việc nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia riêng rẽ mà doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng của mình.

Hình thức này phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở các nước đăng ký và có thể xử lý đơn trực tiếp, nhanh chóng.

3.2 Đăng ký theo kênh khu vực

Các doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nhiều nước mà những nước đó là thành viên của hiệp định khu vực thì doanh nghiệp có thể chỉ phải nộp một đơn đăng ký duy nhất ở cơ quan sở hữu trí tuệ của khu vực đó.

Hình thức này phù hợp với những doanh nghiệp mà nhu cầu bảo hộ trong một khu vực nhất định như Liên minh chấu Âu được quản lý bởi Cơ quan Hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM), khu vực Bỉ, Hà Lan và Luxembourg được quản lý bởi Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO)…

3.3 Đăng ký theo kênh quốc tế

Đăng ký theo Thỏa ước La Hay (Hague) có Việt Nam là nước thành viên. Các doanh nghiệp muốn đăng ký quốc tế kiểu dáng của họ ở một vài nước có thể sử dụng các thủ tục quy định tại thoả ước La Hay (Hague) về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý

Đây là hình thức đăng ký phổ biến nhất và thuận tiện nhất vì phù hợp với những Doanh nghiệp, cá nhân ở Việt Nam, hạn chế việc đi lại giữa các nước, tiết kiệm chi phí

4. Thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế

Chủ thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp không bị giới hạn nên các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong nước hay nước ngoài cư trú tại Việt Nam đều có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu có thể nộp đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

4.1 Nộp đơn trực tiếp tới Văn phòng quốc tế

Cách 1: Sử dụng hệ thống nộp đơn trực tuyến của WIPO (eHague). Người nộp đơn đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến, nhập các thông tin, thanh toán phí và nộp đơn. ( https://www.wipo.int/hague/en/e-filing.html )

Cách 2: Gửi hồ sơ đơn trực tiếp tới WIPO hoặc gửi qua bưu điện: Người nộp đơn khai thông tin vào các form mẫu sẵn có (tải xuống từ website WIPO), nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

4.2 Nộp đơn gián tiếp qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 1: Khai form DM/1: Người nộp đơn vào Website của WIPO tải form DM/1 hoặc nhận mẫu DM/1 tại Cục SHTT và tiến hành khai các thông tin

Bước 2: Nộp đơn đăng ký quốc tế cho Cục Sở hữu trí tuệ kèm phí chuyển đơn (2.000.000đ cho mỗi KDCN)

Bước 3: Nhận thông báo phí từ Cục SHTT và tiến hành nộp phí cho Văn phòng quốc tế

Bước 4: Cục SHTT hoàn thiện hồ sơ và gửi Văn phòng quốc tế

Lưu ý: Ngôn ngữ sử dụng khi nộp qua Cục SHTT: tiếng Anh

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức hữu ích với bạn đọc. Nếu có vướng mắc phát sinh, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi tại ACC để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (515 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo