Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam (Cập nhập 2022)

 

Cac Loai Hinh Doanh Nghiep 0806154348

1.Khái quát về loại hình công ty

Việc nắm được khái quát về loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là điều cần thiết để tìm hiểu các loại hình công ty.

Loại hình doanh nghiệp là hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận, lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới.

Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn

– Công ty hợp danh

– Công ty cổ phần

– Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp nhà nước

2.Các loại hình công ty

Vấn đề các loại hình công ty được phân tích cụ thể  như sau:

Thứ nhất: Công ty TNHH: Bao gồm Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có một cá nhân hoặc là một tổ chức nào đó thực hiện là chủ sở hữu. Trong đó chủ sở hữu chịu hoàn toàn trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản thuộc phạm vi trong số vốn điều lệ từ công ty.

– Đối với vốn điều lệ trong công ty:

+ Vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp bằng tổng giá trị của tài sản của chủ sở hữu đã cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ công ty

+ Phần vốn này sẽ có thời hạn là trong vòng 90 ngày phải thực hiện hoàn tất việc góp vốn. Nếu chủ sở hữu không thể đóng đủ số vốn như đã cam kết thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi số vốn điều lệ trong công ty.

– Trách nhiệm của chủ sở hữu đối với tài sản

+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoản nợ đồng thời các nghĩa vụ về vốn thuộc phạm vi  ghi nhận của điều lệ công ty. Theo đó, toàn bộ tài sản đối với chủ sở hữu công ty không phải thực hiện chịu trách nhiệm vô hạn.

– Đối với việc huy động vốn

Công ty TNHH một thành viên không có thẩm quyền phát hành cổ phần.

Thực tế, công ty này có thể thực hiện phát hành trái phiếu hoặc vốn vay nhận từ một cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước.

– Đối với tư cách pháp lý

Công ty TNHH một thành viên được xác nhận có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một doanh nghiệp mà trong đó bao gồm thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng đảm bảo số lượng là không quá 50 thành viên.

– Vốn điều lệ: Là toàn bộ phần vốn được góp do thành viên đã cam kết góp.

Thời hạn góp vốn là trong vòng tối đa 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trách nhiệm của thành viên về tài sản:

Do công ty có tư cách pháp nhân theo đó thì trách nhiệm là phải chịu hoàn toàn tài sản của mình.

Trong đó, nghĩa vụ tài sản cùng khoản nợ các thành viên phải chịu trách nhiệm về phạm vi số vốn mà thành viên đó đã thực hiện góp vốn.

– Đối với tư cách pháp lý

Công ty TNHH hai thành viên trở lên tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

– Đối với việc huy động vốn thì có các cách để huy động thêm số vốn cụ thể:

+ Tăng số thành viên mới, đảm bảo số lượng không vượt quá là 50 thành viên

+ Tăng số vốn của các thành viên thực tế từ công ty

+ Huy động thêm số vốn từ hoạt động vay vốn, vay tín dụng

+ Có thể phát hành trái phiếu.

Thứ hai: Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất chủ sở hữu là bao gồm 2 thành viên. Hai thành viên này cùng thực hiện kinh doanh với một tên chung – gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn

– Vốn:

Thực hiện việc góp vốn đầy đủ đồng thời đúng hạn trong thỏa thuận

Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công ty

– Trách nhiệm của thành viên về tài sản:

+ Tài sản mà các thành viên góp vốn sẽ được chuyển vào quyền sở hữu của công ty đồng thời tài sản tạo lập mang tên của công ty.

+Tài sản thu từ các hoạt động của các thành viên kinh doanh ( nhân danh công ty)

+ Ngoài ra còn có các tài sản khác do pháp luật quy định.

– Đối với việc góp vốn

+ Góp đúng hạn và đảm bảo số vốn theo cam kết

+ Nếu không góp đủ số vốn theo cam kết mà gây ra các thiệt hại của công ty thì thành viên đó phải bồi thường thiệt hại này cho công ty

+ Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công ty

Thứ ba: Công ty cổ phần

– Vốn điều lệ: Được chia ra các phần bằng nhau và gọi là cổ phần.

Vốn điều lệ bao gồm toàn bộ các giá trị mệnh giá của cổ phần đã được bán. Trong đó vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng tổng giá trị mệnh giá của cổ phần từ các loại theo ghi nhận trong Điều lệ công ty đã được đăng ký mua.

+ Thay đổi vốn điều lệ.

– Đối với tư cách pháp lý:

Đủ tư cách pháp nhân đồng thời chịu trách nhiệm các khoản nợ từ công ty

– Đối với việc huy động vốn

Huy động vốn từ vay nguồn của cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước; phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

Thứ tư: Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do cá nhân là chủ đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn tài sản của họ về hoạt động của doanh nghiệp đó.

– Đối với tư cách pháp lý:

Không có tư cách pháp nhân

– Vốn đầu tư: do chủ của doanh nghiệp đăng ký, theo đó số vốn đầu tư có thể được tăng hoặc giảm trong hoạt động kinh doanh

Thứ năm: Doanh nghiệp nhà nước

– Sở hữu vốn: do nhà nước sở hữu hoàn toàn về vốn điều lệ là 100% hoặc do sở hữu góp vốn trên 50% nhưng không quá 100% vốn điều lệ.

– Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước đều có tư cách pháp nhân

– Vốn: theo nguồn vốn thì doanh nghiệp nhà nước chia làm hai loại:

+ Nhà nước sở hữu vốn 100%

+ Vốn góp bị chi phối của doanh nghiệp nhà nước có phần vốn trên 50%

3.Ví dụ về các loại hình công ty

Khi tìm hiểu các loại hình công ty, chủ thể cần nắm được các ví dụ cụ thể:

– Công ty TNHH một thành viên:

Công ty TNHH một thành viên công nghệ Phúc Sơn

Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội

Công ty TNHH một thành viên chuyển phát nhanh Thuận Phong

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty TNHH hai thành viên lâm nghiệp Yên Thế

Công ty TNHH hai thành viên năng lượng Bảo sơn

Công ty TNHH hai thành viên kuwahara Việt Nam

– Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh  Niềm Tin Việt

Công ty hợp danh Đại An Phát

– Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần Thương Mại Phẩm Toàn Cầu

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp Thăng Long

Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Khánh An

– Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải

Doanh nghiệp tư nhân Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Đức Triệu

Doanh nghiệp tư nhân Phúc Huy

– Doanh nghiệp nhà nước

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Những vấn đề pháp lý có liên quan đến các loại hình công ty và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về các loại hình công ty sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ ràng hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến các loại hình công ty cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (861 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo