Các hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những hình thức kinh doanh nào? Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để giải đáp thắc mức nhé!Các kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Các hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 

1. Vận tải đường bộ là gì?

Theo khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.

Như vậy, vận tải đường bộ là hoạt động vận chuyển người, vận chuyển hàng hóa trên đường bộ bằng các phương tiện giao thông.

2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những hình thức kinh doanh nào?

Tpu3rwpe9hn9x9IpHXz+Raebm7h4JCYSeHDfqZAKwHswd6+APJ4kEkpHOn3CvvyfwMnkZsfXDkRDQAAAABJRU5ErkJggg==

Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

(1) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

- Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

(2) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

- Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

(3) Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm hình thức kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

3. Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Theo Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

Lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh là bao nhiêu? - Công Ty Luật DHLaw

- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

(2) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

(3) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

(4) Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những hình thức kinh doanh sau: kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

4. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Các quy định về vận tải đường bộ là gì?

Vận tải đường bộ được quy định bởi các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
  • Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 30/11/2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Câu hỏi 2: Cách tính giá cước vận tải đường bộ là gì?

Giá cước vận tải đường bộ được tính dựa trên các yếu tố sau:

  • Trọng lượng và kích thước của hàng hóa.
  • Khoảng cách vận chuyển.
  • Thời gian vận chuyển.
  • Loại hàng hóa.
  • Yêu cầu về đóng gói hàng hóa.

Câu hỏi 3: Tương lai của vận tải đường bộ là gì?

Vận tải đường bộ được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, do nhu cầu vận tải hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, vận tải đường bộ cần được phát triển bền vững, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (514 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo