Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai 2013

Đất đai là một loại tài sản lớn nên được hộ gia đình, cá nhân, tổ chức rất coi trọng. Do đó, pháp luật quy định rất chặt chẽ về các hành vi vi phạm pháp luật đất đai cũng như chế tài xử lý vi phạm. Để làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết: Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai 2013.

Các Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật đất đai 2013 1

Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai 2013

1. Khái niệm

Vi phạm pháp luật đất đai là những hành vi trái với quy định của pháp luật. Những hành vi này do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Và nó xâm phạm vào các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đất đai, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Xử lí vi phạm pháp luật đất đai là việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm nhằm buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.

2. Đặc điểm các hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Theo khái niệm, hành vi vi phạm pháp luật đất đai mang những đặc điểm sau:

- Có hành vi trái pháp luật: Những hành vi trái pháp luật này có thể là hành vi thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, nó xâm phạm tới các khách thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi không thực hiện ví dụ như: sử dụng đất đai không đúng mục đích được giao; không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất đai… hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai như giao đất vượt quá giới hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép…

- Yếu tố lỗi: Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi hành vi của mình. Như vậy, để biết được một hành vi có vi phạm pháp luật đất đai hay không thì ta phải căn cứ vào các dấu hiệu, đặc điểm của của hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

- Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai được quy định cụ thể tại:

•   Điều 12 LĐĐ 2013

•    Điều 97 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 3. Vai trò nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và vấn đề xử lý vi phạm Nhận diện và xử lý vi phạm pháp luật đất đai là nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật đất đai đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ những quan hệ, những giá trị được pháp luật ghi nhận. Đó cũng là vấn đề có tính quyết định để duy trì trật tự, kỉ cương và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí đất.

3. Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai 2013

Theo Điều 12 Luật Đất đai năm 2013, những hành vi bị nghiêm cấm gồm:

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi hủy hoại đất bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

TT

Diện tích đất bị hủy hoại

Hình thức và mức phạt

1

Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất
Dưới 0,05 héc ta Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta Phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng
Từ 01 héc ta trở lên Phạt tiền từ 60 - 150 triệu đồng
Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài việc bị phạt tiền thì buộc người có hành vi hủy hoại đất khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.

2

Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai năm 2013, một trong những nguyên tắc (bắt buộc phải thực hiện) là phải sử dụng đất đúng mục đích; trường hợp người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng trong một số trường hợp phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Quy định về thực hiện quyền của người sử dụng đất gồm nhiều quy định khác nhau và một trong số đó là điều kiện thực hiện quyền.

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài 04 điều kiện trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện khác như: Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm quy định tại Điều 189 Luật Đất đai năm 2013; trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất đai năm 2013,…

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Nếu không đăng ký sẽ vi phạm pháp luật và việc chuyển đổi, chuyển nhượng đó không có hiệu lực.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất, gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ.

Như vậy, nếu người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính là hành vi vi phạm và không được nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai 2013Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (411 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo