Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nghĩa vụ pháp lý mà mỗi cá nhân, tổ chức phải thực hiện khi gây thiệt hại cho người khác do hành vi trái pháp luật của mình. Việc thực hiện đúng đắn nghĩa vụ này góp phần đảm bảo công bằng trong giao dịch dân sự và xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. Trong bài viết này hãy cùng ACC tìm hiểu Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Nhé.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chỉ được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận chính thức trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự, người có hành vi trái pháp luật dân sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi chủ thể luật dân sự có hành vi vi phạm nói chung như xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần có những căn cứ sau:

  •  Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  •  Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại muốn được áp dụng phải có 04 điều kiện phát sinh như sau:

  • Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra là tiền đề, là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của loại trách nhiệm này là nhằm khắc phục thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, khôi phục tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị vi phạm. Thiệt hại được hiểu là những tổn thất, mất mát về mặt vật chất hoặc tinh thần mà người có hành vi gây thiệt hại đã gây ra đối với chính người bị thiệt hại hay cả với những người thân thích của họ. 

  • Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.

Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Hành động gây thiệt hại có thể tác động trực tiếp vào người bị thiệt hại hoặc tác động gián tiếp thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điều kiện làm việc đó.

  • Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa pháp lý trong việc áp dụng pháp luật, xác định đúng trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại và bảo đảm công bằng xã hội

  • Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi.

3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Các nguyên tắc cần tuân thủ trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 585 BLDS 2015. Cụ thể như sau:

Khi có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bồi thường và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thỏa thuận được thì việc giải quyết bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời

Bồi thường toàn bộ được hiểu là trên thực tế xảy ra những thiệt hại nào thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó. Bồi thường kịp thời là việc bồi thường được tiến hành một cách khẩn trương, nhanh chóng ngay sau khi có thiệt hại xảy ra nhằm khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi thường toàn bộ thiệt hại.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Nghĩa là do có thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại... mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện thực tế. Khi xảy ra những điều kiện trên, thì người bị thiệt hại hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Đây là trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại xảy ra với chính họ. Do đó, với những thiệt hại xảy ra tương ứng với mức độ lỗi của họ thì không được bồi thường.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Nguyên tắc này nâng cao trách nhiệm của bên bị thiệt hại, nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp bên bị thiệt hại để mặc cho thiệt hại xảy ra nhằm được hưởng bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo nguyên tắc chung, một người chỉ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình khi họ có nhận thức để làm chủ và điều khiển được hành vi đó. Theo quy định tại Điều 586 - Bộ luật Dân sự năm 2015 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

Cá nhân phải tự chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại khi họ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đây là những người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nên phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại do mình gây ra.

Đối với cả nhân là người chưa thành niên gây thiệt hại thì việc xác định năng lực bồi thường theo hai khả năng sau:

  • Nếu người gây thiệt hại dưới mười lăm tuổi thì người chịu trách nhiệm bồi thường là cha, mẹ của người đó; trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà người con đã gây ra thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu. Nếu người con không có tài sản riêng thì cha, mẹ của người gây thiệt hại phải tiếp tục thực hiện việc bồi thường khi có tài sản;
  • Nếu người gây thiệt hại đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu tài sản không đủ để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Theo quy định của pháp luật lao động, người từ đủ mười lăm tuổi tới chưa đủ mười tám tuổi có thể tham gia vào quan hệ lao động trong một số lĩnh vực, cho nên lứa tuổi này có thể tạo ra thu nhập cho bản thân, vì vậy phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có tài sản.

Đối với trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì việc xác định trách nhiệm bồi thường được tiến hành như sau:

  • Nếu người gây thiệt hại có đủ tài sản để bồi thường toàn bộ thiệt hại thì người giám hộ lấy tài sản của họ để bồi thường;
  • Nếu người gây thiệt hại không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì người giám hộ phải lấy tài sản của mình để bồi thường trừ trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ.

Trường hợp người gây thiệt hại là người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại BLDS 2015 Điều 599:

“1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường".

Căn cứ điều 587 Bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

5. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Như vậy, tính từ ngày người bị thiệt hại biết hoặc phải biết mình bị thiệt hại thì thời gian để người bị thiệt hại nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm.

6. Câu hỏi thường gặp

Ai chịu trách nhiệm cho bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Bên gây ra hậu quả hoặc gây hại đến người hoặc tài sản khác chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể là do hành động cố ý hoặc vô ý.

Thiệt hại ngoài hợp đồng thường bao gồm những gì?

Thiệt hại ngoài hợp đồng có thể bao gồm bồi thường cho tổn thương về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản, cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của cá nhân hoặc tổ chức.

Các trường hợp nào có thể được coi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể bao gồm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực gia đình, phá hủy tài sản, phỉ báng, vi phạm quyền riêng tư, và nhiều hành vi phạm tội khác.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (478 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo