Văn phòng luật sư là gì? Có phải là doanh nghiệp không? (Cập nhật 2024)

Để trả lời cho 02 câu hỏi Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp không? Chúng tôi dựa vào đặc điểm của doanh nghiệp cũng như khái niệm văn phòng luật sư để làm rõ cho các bạn với những nội dung chính sau:
Văn phòng luật sư là gì? Có phải là doanh nghiệp không?
Văn phòng luật sư là gì? Có phải là doanh nghiệp không?

1. Doanh nghiệp là gì?

Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có 03 đặc điểm:

Doanh nghiệp là tổ chức có hoạt động kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ thường xuyên: Sự ra đời của doanh nghiệp thông thường nhằm mục đích chính là kinh doanh, sản xuất, mua bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ và thu lại lợi nhuận để duy trì hoạt động và vận hành công ty. Trong khi đó, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Do vậy, chỉ khi một tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng một cách thường xuyên, lâu dài, hàng ngày thì mới có thể được xem là một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có tính tổ chức: Điều này thể hiện rằng, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức hoạt động riêng, quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành và khi thành lập, đảm bảo theo các mô hình đó.

Doanh nghiệp có tính hợp pháp: Đối với tính hợp pháp, không chỉ thể hiện ở việc tiến hành xin phép đăng ký và được cấp phép thành lập, hoạt động. Từ đó, nhà nước ghi nhận sự tồn tại của doanh nghiệp, mà còn thể hiện ở việc, khi tham gia vào các quan hệ xã hội, công ty cũng là một thực thể độc lập và phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động của mình, bằng tài sản riêng. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản trong việc thanh toán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể.

2. Văn phòng luật sư là gì?

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có một định nghĩa, khái niệm rõ ràng nào về văn phòng luật sư. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Luật Luật sư năm 2006, quy định, có thể hiểu rằng:

Văn phòng luật sư là một tổ chức hành nghề luật sư, do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thực hiện công việc cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ pháp lý khác của luật sư.

3. Văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp không?

Từ việc phân tích khái niệm doanh nghiệp và văn phòng luật sư là gì có thể hiểu rằng. Văn phòng luật sư là một trong những hình thức hoạt động của doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Văn phòng là một tổ chức hành nghề luật sư, do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó, với câu hỏi, văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp thì câu trả lời là có. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 33 Luật Luật sư năm 2006 và Khoản 1, Điều 188, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

4. Quy định của pháp luật về thành lập văn phòng luật sư

4.1 Điều kiện mở văn phòng luật sư

  1. Về hình thức thành lập

Tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Văn phòng luật sư không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần và có thể được chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.

  1. Về người đứng đầu văn phòng luật sư

Người đứng đầu văn phòng luật sư không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Luật sư thành lập văn phòng luật sư là trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập văn phòng luật sư có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư.

- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một văn phòng luật sư à không được tham gia với tư cách khác.

  1. Về tên của văn phòng luật sư

Do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”. Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện khác như về trụ sở làm việc, con dấu hoạt động,…

4.2 Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng luật sư

1. Về hồ sơ cần chuẩn bị

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất.

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư.

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng luật sư.

2. Về nơi nộp hồ sơ

Văn phòng luật sư nộp một bộ hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.

3. Về thời gian thành lập

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Về lệ phí thành lập

Lệ phí đăng ký: 200.000 đồng/lần căn cứ theo Thông tư số 215/2016/TT-BTC.

5. Dịch vụ tư vấn thành lập, hoạt động văn phòng luật sư của công ty luật ACC

Như vậy, sau khi hoàn thành thủ tục thì văn phòng luật sư được cấp giấy đăng ký hoạt động do Sở Tư pháp thực hiện. Đây là một trong những thủ tục phổ biến trên thực tế và Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn, là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về thành lập, hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật. Nếu có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất được thực hiện bởi các luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm.

6. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến văn phòng luật sư

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, của công ty luật là ai?

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư là trưởng văn phòng.

Người đại diện theo pháp luật của công ty luật là Giám đốc công ty.

Nên lựa chọn văn phòng luật sư hay công ty luật khi muốn tư vấn pháp lý?

Cả văn phòng luật sư hay công ty luật đều có quyền, chức năng hoạt động giống nhau. Do vậy, khách hàng có thể tự lựa chọn công ty luật hay văn phòng luật sư để thực hiện các dịch vụ pháp lý mà khách hàng mong muốn. 

Chi phí dịch vụ tư vấn về thành lập văn phòng luật sư của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Văn phòng luật sư là gì? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn!

>> Xem thêm:
Bài viết Văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp gì? của ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (644 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo