Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở TP.HCM

Mỗi dự án xây dựng nhà ở tại TPHCM đều phải trải qua hàng loạt thủ tục phức tạp để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định. Việc xin giấy phép xây dựng không chỉ là quy trình bắt buộc mà còn là bước đầu tiên quan trọng để khởi đầu một dự án thành công. Hãy cùng tìm hiểu Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở TPHCM để có thể hoàn thành thủ tục này một cách thuận lợi nhất.thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-tphcm

 Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở tphcm

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

1MsyBeJtG-39S9QJKzv6MAxbEGgrGzBE9=k

Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Theo Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

3. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở tại TPHCM

Căn cứ Điều 102 Luật Xây dựng 2014 thì trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì người nộp hồ sơ nộp bổ sung giấy tờ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì người nộp hồ sơ sẽ được nhận giấy biên nhận.

Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Người nộp hồ sơ đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí.

4. Tại sao xây nhà ở phải xin giấy phép xây dựng?

Việc xin giấy phép xây dựng là một quy trình quan trọng và bắt buộc khi xây dựng nhà ở vì nó đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng. 

Giấy phép xây dựng cung cấp sự chứng nhận từ cơ quan chức năng về việc nhà ở được xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Hơn nữa, Giấy phép xây dựng giúp đảm bảo tính pháp lý cho tòa nhà, bảo vệ quyền lợi của chủ nhà và người sử dụng. Ngoài ra, việc có giấy phép còn quan trọng để đảm bảo rằng các công trình xây dựng không vi phạm quy định về quy hoạch, môi trường và an toàn cộng đồng. 

Bên cạnh đó, giấy phép cũng là cơ sở để thực hiện các thủ tục liên quan như ký kết hợp đồng với nhà thầu và đảm bảo việc thanh toán đúng đắn cho các dịch vụ xây dựng. Mặt khác, việc tuân thủ quy trình xin giấy phép cũng là biểu hiện của trách nhiệm và uy tín của chủ nhà trong cộng đồng và trước pháp luật.

5. Đối tượng được cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND về “Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, những đối tượng được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn bao gồm:

  • Công trình hoặc nhà ở riêng lẻ có sẵn (hiện hữu) của tổ chức, cá nhân thuộc khu vực có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nước có thẩm quyền.
  • Đối với các đối tượng công trình cụ thể được xem xét cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn khi đã có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc đảm bảo điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và phải tuân thủ các quy định khác về Giấy phép xây dựng có thời hạn tại Điều 94 Luật Xây dựng năm 2014. 

6. Thẩm quyền cấp phép xây dựng nhà ở tại TPHCM

Căn cứ tại Điều 4  Quyết định 26/2017/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng như sau:

- Phân cấp cho Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng sau:

+ Công trình cấp I, cấp II (xác định theo quy định về phân cấp công trình).

+ Công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng. Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Sở Xây dựng tổng hợp đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận trước khi cấp Giấy phép xây dựng.

Đối với công trình tôn giáo đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổng hợp, báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và cấp Giấy phép quy hoạch sẽ là cơ sở để chủ đầu tư triển khai thiết kế phòng cháy chữa cháy, môi trường, thiết kế bản vẽ thi công, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp Giy phép xây dựng mà không cn phải báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố thêm lần nữa.

+ Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình xây dựng theo tuyến nằm trên địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) dọc các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; công trình theo quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và các công trình khác do Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp.

- Phân cấp cho các Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc thành phố; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (đã xác định nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực quản lý xây dựng trong Quy chế tổ chức và hoạt động được cấp có thẩm quyền ban hành) được cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình trong phạm vi ranh đất được giao quản lý (trừ nhà ở riêng lẻ; công trình cấp đặc biệt; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng; các công trình tín ngưỡng, tôn giáo; công trình quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ đng).

- Ủy ban nhân dân quận, huyện: tổ chức thực hiện cấp Giấy phép xây dựng theo thẩm quyền đã được quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014, bao gồm: nhà ở riêng lẻ; công trình tín ngưỡng, quảng cáo, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (trừ các trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về viễn thông) và các công trình còn lại thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ các công trình đã được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp cho Sở Xây dựng và Ban Quản lý các khu chức năng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này).

- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy phép xây dựng do mình cấp.

7. Điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây nhà

Điều 98 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định về điều chỉnh giấy phép xây nhà như sau:

Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

  • Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
  • Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
  • Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
  • Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng; Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp; Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

Điều 99 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định về gia hạn giấy phép xây nhà như sau:

  • Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
  • Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng; Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
  • Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.

Quy trình điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) như sau:

Quy trình điều chỉnh giấy phép:

  • Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp việc bổ sung vẫn không đáp ứng được thì trong 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước.
  • Trong thời gian 12 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến phải trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình, nếu không, thì được coi là đã đồng ý. 
  • Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. 

Quy trình gia hạn giấy phép:

  • Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép xây dựng.
  • Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận và nộp lệ phí theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

8. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở TPHCM tại ACC

ACC tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và cấp giấy phép, đặc biệt là về giấy phép xin giấy phép nhập khẩu hóa chất. Chúng tôi cam kết đảm bảo mọi vấn đề pháp lý và không nhận dự án nếu không chắc chắn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí.
  • Hỗ trợ toàn diện từ tư vấn đến ký hồ sơ.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.
  • Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.

9. Câu hỏi thường gặp

9.1 Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở có ảnh hưởng đến thời gian triển khai dự án không?

Có. Việc hoàn thành thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở đúng thời hạn sẽ giúp dự án triển khai được nhanh chóng và tránh trễ hạn.

9.2 Có cách nào để tối ưu hóa thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở ở TP.HCM không?

Có. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý, sử dụng dịch vụ xin giấy phép ưu tín có thể giúp tối ưu hóa thủ tục.

9.3 Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở tại TP.HCM có thể phức tạp không?

Có. Thủ tục có thể phức tạp tùy thuộc vào quy mô và loại hình của dự án. Do đó, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia khi thực hiện thủ tục này.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở TPHCM. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (304 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo