Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Là Tài Sản Di Chuyển 2024

Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Công ty ACC xin tư vấn đến khách hàng thủ tục hải quan đối với hàng hóa là tài sản di chuyển cập nhật năm 2023.

Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Là Tài Sản Di Chuyển 2020.
Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Là Tài Sản Di Chuyển 2023.

Tài sản di chuyển .

1. Khái niệm

Tài sản di chuyển trong tiếng Anh là Movable assets.

Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài. (Tài liệu tham khảo: Điều 4 Luật Hải quan 2014)

2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với tài sản di chuyển:

  • Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
  • Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài. (Tài liệu tham khảo: Điều 53, Luật Hải quan 2014)

3. Các tài sản di chuyển nằm trong trường hợp miễn thuế:

Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức qui định, bao gồm:

  • Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam.
  • Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài.
  • Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.

Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc. Việc xác định hàng hoá là tài sản di chuyển thực hiện theo qui định tại khoản 5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là tài sản di chuyển :

Trình tự thực hiện:

         Bước 1: Người khai hải quan nộp, xuất trình các giấy tờ liên quan đến hàng hóa là tài sản di chuyển (tuy từng đối tượng mà hồ sơ nộp, xuất trình như quy định dưới dây)

         Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu có), tính và thu thuế (nếu có); xác nhận thông quan.

Cách thức thực hiện:

          Điện tử (trường hợp đối với tổ chức phải khai điện tử) / thủ công (trường hợp đối với cá nhân được khai hồ sơ giấy).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

Người nước ngoài đưa tài sản di chuyển vào Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:

  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
  • Văn bản xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nơi người nước ngoài làm việc hoặc giấy phép làm việc tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp: 01 bản chụp;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp tài sản vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp.

Người nước ngoài chuyển tài sản di chuyển ra khỏi Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:

  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
  • Văn bản chứng minh hết thời gian làm việc: 01 bản chụp;
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với tài sản di chuyển là xe ô tô, xe gắn máy hoặc chứng từ thay đổi mục đích sử dụng và chứng từ nộp thuế đối vớihàng hóa thuộc diện phải nộp thuế: 01 bản chụp.
  • Tổ chức, công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển về nước, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:
  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
  • Văn bản chứng minh việc hết thời hạn kinh doanh, làm việc ở nước ngoài hoặc trở về Việt Nam cư trú: 01 bản chụp;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp tài sản vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp.

Tổ chức, công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển ra nước ngoài, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:

  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
  • Văn bản chứng minh công tác, làm việc hoặc cưtrú tại nước ngoài: 01 bản chụp.
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa là tài sản di chuyển thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện được mang vào Việt Nam tùy từng thời kỳ và định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

  •  Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
  • Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

  Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  •  Tổ chức / cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
  • Cơ quan phối hợp (nếu có):Không có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:  Thông quan hàng hóa.

Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 vnđ/tờ khai.

5. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có)

          + Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

          + Tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

6. Những câu hỏi thường gặp.

Tài sản di chuyển là gì?

Khoản 20 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014 quy định về tài sản di chuyển như sau: “Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.”

Tài sản di chuyển không chỉ áp dụng với người Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài hoặc chuẩn bị ra nước ngoài cư trú mà còn áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài được phép cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc chuẩn bị rời khỏi Việt Nam khi hết thời hạn cư trú, làm việc.

Kiểm tra giám sát hải quan là gì?

Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.

Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu?

-Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:

+ Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;

+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;

+ Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;

+ Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;

+ Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;

+ Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.

– Hàng hóa tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.

– Hàng hóa tạm xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai hải quan tái nhập khẩu, tái xuất khẩu.

– Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu nếu được bán tặng, trao đổi thì có phải làm thủ tục hải quan không?

Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (432 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo