Thủ tục đăng ký vốn pháp định

Thủ tục đăng ký vốn pháp định được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!

Thủ tục đăng ký vốn pháp định
Thủ tục đăng ký vốn pháp định

1. Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

  • Vốn pháp định không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.
  • Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
  • Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

2. Vốn pháp định có phải vốn điều lệ không?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Mặc dù đều là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp nhưng giữa vốn điều lệ và vốn pháp định có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:

- Vốn điều lệ áp dụng theo loại hình doanh nghiệp, trong khi đó, vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề, lĩnh vực (như ngân hàng, bảo hiểm,…).

- Vốn điều lệ không có mức tối thiểu hay tối đa, còn vốn pháp định là con số cố định với từng ngành nghề.

- Vốn điều lệ phải góp đủ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn vốn pháp định phải được góp đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

3. Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định là gì?

Hiện nay, theo quy định pháp luật có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mà khi đăng ký thành lập, bổ sung yêu cầu phải có vốn pháp định tối thiểu mới được cấp phép, hoạt động. Dưới đây, chúng tôi chỉ liệt kê một số ngành nghề rất hay gặp để quý vị tham khảo bao gồm:

a/ Vốn pháp định hoạt động kinh doanh Bất động sản - 6 tỉ đồng

b/ Vốn pháp định hoạt động bán hàng đa cấp - 10 tỉ đồng

c/ Vốn pháp định thành lập công ty dịch vụ bảo vệ - 2 tỉ đồng

d/ Vốn pháp định xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế - 250 triệu- 500 triệu đồng

e/ Vốn pháp định xin giấy phép hoạt động tư vấn du học tự túc - 500 triệu đồng

f/ Vốn pháp định thành lập công ty sản xuất phim - 1 tỉ đồng

g/ Vốn pháp định kinh doanh Ngân hàng, tài chính, hàng không, công ty quản lý quỹ .....

4. Thủ tục đăng ký vốn pháp định

Theo quy định pháp luật, trước khi đăng ký thành lập công ty có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định tối thiểu. Doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện ký quỹ số tiền tại Ngân hàng thương mại như sau:

a/ Trao đổi với cán bộ Ngân hàng về việc ký quỹ vốn pháp định.

b/ Nhận các biểu mẫu, điền thông tin gửi cho phía Ngân hàng.

c/ Chuyển tiền vào tài khoản theo quy định của Ngân hàng.

d/ Ngân hàng xác nhận bằng văn bản số vốn pháp định theo quy định.

5. Vốn pháp định năm 2022 của ngân hàng, tổ chức tín dụng

Mức vốn pháp định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng được quy định tại Nghị định 86/2019/NĐ-CP như sau:

- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

6. Một số đặc điểm của vốn pháp định

- Vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề nhất định (đặc biệt là các ngành nghề có liên quan đến tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng, ngân hàng,…

- Việc yêu cầu vốn pháp định nhằm phòng trừ rủi ro sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

- Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1060 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo