Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài [2024]

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì việc hợp tác quốc tế cũng như việc mở rộng hoạt động kinh doanh nước ngoài không còn trở nên quá xa lạ và hiếm gặp nữa. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện thường xuyên hơn công tác mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như thực hiện khảo sát tình hình tại nước ngoài bằng cách thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài. Bài viết sau xin làm rõ về Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mo Van Phong Dai Dien O Nuoc Ngoai
Mo Van Phong Dai Dien O Nuoc Ngoai

1. Mở văn phòng đại diện ở nước ngoài là gì?

Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài
Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

Mở văn phòng đại diện ở nước ngoài là việc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc thành lập, mở một đơn vị phụ thuộc của mình tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp tiến hành mở văn phòng đại diện tại nước ngoài. Theo đó, những văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam được mở ở nước ngoài sẽ thực hiện chức năng đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài, tiến hành các công việc liên quan đến khảo sát thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ pháp luật nước nơi doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.

2. Có được thực hiện việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài không?

Hiện nay, pháp luật quy định về việc mở văn phòng đại diện ở nước ngoài như thế nào? Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài có được cho phép hay không?

Theo quy định tại Điều 45, Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định như sau:

“ Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

  1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính”.

Như vậy, từ quy định tại điều luật trên có thể thấy rằng pháp luật cho phép các doanh nghiệp, công ty Việt Nam được phép mở văn phòng đại diện tại nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dù có quyền được phép thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng mà việc thành lập đó phải được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp Việt Nam tiến hành mở văn phòng đại diện.

3. Trình tự, thủ tục mở văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Như đã đề cập ở trên, việc mở văn phòng đại diện ở nước ngoài phải được tiến hành theo quy định của pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp Việt Nam tiến hành mở văn phòng đại diện. Tuy nhiên, ngoài việc đáp ứng quy định của pháp luật nước sở tại liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện thì Doanh nghiệp Việt Nam tiến hành việc mở văn phòng đại diện tại nước ngoài còn cần phải đáp ứng quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, trình tự, thủ tục thông báo khi mở văn phòng đại diện ở nước ngoài được tiến hành như sau:

  • Hồ sơ xin mở văn phòng đại diện tại nước ngoài: Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ sau:
  • Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương.
  • Thủ tục mở văn phòng đại diện ở nước ngoài
  • Chuẩn bị hồ sơ: doanh nghiệp tiến hành việc chuẩn bị các hồ sơ , giấy tờ như đã đề cập ở trên.
  • Nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp sẽ nộp 01 Bộ hồ sơ đã chuẩn bị như trên đến phòng đăng ký kinh doanh để tiến hành bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nhận kết quả: Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo mở văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

> Tham khảo thêm thủ tục thành lập công ty tại Singapore tại đây, nếu bạn và người thân của mình có nhu cầu. ACC đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ hiệu quả với giá thành phải chăng!

4. Câu hỏi thường gặp

1. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài là gì?

  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;
  • Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phù hợp với cam kết của Việt Nam
  • Nếu nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

2. Nghĩa vụ báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện là gì?

Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình và gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Sở Công thương được quy định tại Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

3. Trường hợp nào văn phòng đại diện của thương nhân không được cấp giấy phép?

  • Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
  • Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Việc thành lập bị hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở: Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP

Thủ Tục Thành Lập Văn Phòng đại Diện Ở Nước Ngoài

Trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài . Nếu bạn đang có nhu cầu muốn nhận được sự tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề này cũng như thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (556 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo