Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất chi tiết nhất 2024

 

Ngày càng xuất hiện càng nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp không chỉ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh khác. Theo đó, những doanh nghiệp cũng mọc lên ngày càng nhiều trong các khu vực này. Vậy khi thành lập doanh nghiệp chế xuất pháp luật có yêu cầu gì khác với doanh nghiệp bình thường hay không? tất cả sẽ được ACC giải đáp thông qua bài viết: “Thành lập công ty chế xuất- những điều cần biết”:

bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc-la-gi-cac-che-do-cua-bhxh-1-2

Thành lập doanh nghiệp chế xuât đúng quy định pháp luật

1.Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất gồm 2 loại:

Loại 1- doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu chế xuất: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Loại 2- doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất: là doanh nghiệp được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo đó, doanh nghiệp chế xuất là loại hình doanh nghiệp chuyển sản xuất để xuất khẩu. Lưu ý rằng doanh nghiệp chế xuất không phải một loại hình doanh nghiệp. Tên gọi nhằm thể hiện địa điểm đặt doanh nghiệp và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất đó là phải đảm bảo đáp ứng được các quy định riêng áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất tại Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế như sau:

Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;

Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng;

Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp;

Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;

Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.

3.Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thường thì doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới được thành lập doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên bài viết sẽ trình bày thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài – trường hợp phổ biến hiện nay:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Đầu tiên, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, kê khai thông tin hồ sơ lên trang điện tử đăng ký đầu tư nước ngoài. Sau đó chuẩn bị hồ sơ để nộp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu tinh tế. Hồ sơ sẽ được xử lý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao một trong các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Chuẩn bi hồ sơ và nộp về cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ sẽ được xử lý trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ hợp lệ bao gồm các giấy tờ sau

  •  Đơn xin thành lập công ty chế xuất
  •  Bản thông qua thành lập doanh nghiệp của cổ đông, các thành viên xác nhận
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chế xuất, 
  • Văn bản điều lệ doanh nghiệp
  • Các văn bản chứng minh đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế
  • Giấy CMND, hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên công ty

Bước 3: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-3

 Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty

4. Nhà máy của doanh nghiệp chế xuất phải đảm bảo những tiêu chí nào?

4.1 Vị trí xây dựng nhà máy

Nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp hoặc khu kinh tế được cấp phép.

Giao thông thuận tiện, dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.

Có nguồn nhân lực dồi dào.

4.2 Cơ sở vật chất đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất

Diện tích nhà máy phù hợp với quy mô sản xuất.

Hệ thống nhà xưởng, kho bãi, văn phòng đầy đủ.

Hệ thống điện nước, phòng cháy chữa cháy, an ninh đảm bảo.

4.3 Trang thiết bị hiện đại, phù hợp

Máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại, phù hợp với công nghệ sản xuất.

Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng.

Hệ thống bảo trì, sửa chữa đảm bảo.

4.4 Nhân lực có trình độ chuyên môn

Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc.

Được đào tạo về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.

4.5 Quy trình sản xuất khoa học

Quy trình sản xuất được xây dựng khoa học, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Có hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.

Đảm bảo sản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng.

4.6 Đảm bảo vệ sinh môi trường

Nhà máy sản xuất phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn.

Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.

5. Những rủi ro gặp phải khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Rủi ro là một phần không thể tránh khỏi trong kinh doanh, nhưng bạn có thể quản lý chúng để giảm thiểu tác động tiêu cực. 

Rủi ro về thị trường:

Thị trường luôn biến động, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt và nhanh chóng thích ứng.

Cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Biến động giá nguyên liệu và tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Rủi ro về thủ tục hành chính:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Sự thay đổi thường xuyên trong quy định pháp luật có thể gây khó khăn trong việc cập nhật thông tin và tuân thủ.

Rủi ro về nguồn nhân lực:

Khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên có kỹ năng và trình độ phù hợp.

Chi phí lao động tăng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Rủi ro về tài chính:

Vốn đầu tư ban đầu lớn có thể là một rủi ro đáng quan ngại.

Rủi ro về dòng tiền có thể gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.

Lãi suất cao có thể tăng thêm áp lực tài chính.

Rủi ro về cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông và logistics chưa phát triển đồng đều, gây trở ngại cho vận chuyển hàng hóa.

Thiếu hụt nguồn điện và nước có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Rủi ro về chính sách:

Thay đổi không đồng bộ trong chính sách thuế, hải quan, và lao động có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh.

Để giảm thiểu các rủi ro này, bạn cần thực hiện các biện pháp như nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phù hợp, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, và tuân thủ các quy định pháp luật. Điều này giúp tăng cơ hội thành công và giảm thiểu tác động của rủi ro đối với doanh nghiệp của bạn.

6.Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chế xuất của ACC

Thành lập doanh nghiệp chế xuất không đơn giản và dễ thực hiện như việc các doanh nghiệp thông thường khác. Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan về các vấn đề pháp lý trong việc thành lập công ty chế xuất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì khác liên quan, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi:

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình và đầy đủ những vướng mắc mà khách hàng gặp phải về các vấn đề pháp lý xung quanh việc thành lập doanh nghiệp chế xuất.

7.Những câu hỏi thường gặp về thành lập doanh nghiệp chế xuất

7.1 Doanh nghiệp chế xuất có được hưởng ưu đãi gì không?

Vì đặc thù của doanh nghiệp chế xuất nên pháp luật quy định doanh nghiệp này được hưởng một số ưu đãi như:

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm (đối với các dự án đầu tư mới từ ngày 1/1/2016).

Theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế 02 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo ( không áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất tại quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh)

Ưu đãi tiền sử dụng đất: Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, dự án đầu tư của doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 07 năm.

Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu: Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu, xuất khẩu mọi hàng hóa/ dịch vụ sẽ được hưởng mức thuế VAT 0%. 

7.2 Công ty chế xuất có thể được thành lập theo loại hình nào?

Tùy vào mục đích của chủ sở hữu mà có thể thành lập doanh nghiệp chế xuất theo loại hình phù hợp. Mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, chủ sở hữu nên linh động lựa chọn để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất thì không thể thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân.

7.3 Không đăng công bố sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất có sao không?

Đây là quy định bắt buộc theo Luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định tại khoản 1 điều 26 nghị định số 50/2016/NĐ-CP các hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời gian quy định những nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (353 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo