Quy trình hoàn thuế TNCN cho người lao động như thế nào?

Người lao động tự quyết toán thuế TNCN có cần lập hồ sơ để được hoàn thuế hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Thông tư 80/2021/TT-BTC có nêu hồ sơ nộp thừa như sau:

Hồ sơ hoàn nộp thừa
1. Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán cho các cá nhân có uỷ quyền
Hồ sơ gồm:
a.1) Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế, trừ trường hợp đại lý thuế nộp hồ sơ hoàn thuế theo hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế;
a.3) Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập).
b) Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế.
Cơ quan thuế giải quyết hoàn căn cứ vào hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân để giải quyết hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
...

Như vậy, đối với trường hợp người lao động thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế, có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế TNCN sẽ không cần phải nộp hồ sơ hoàn thuế.

 

Xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thuế của người lao động ra sao?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 15 Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023 quy định như sau:

Xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thuế
...
d) Trường hợp hoàn nộp thừa khác
Bước 1. Đối chiếu hồ sơ đề nghị hoàn
Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện đối chiếu số thuế đề nghị hoàn của NNT với số nộp thừa của NNT.
Trường hợp có chênh lệch giữa số đề nghị hoàn với số nộp thừa trên ứng dụng TMS, bộ phận giải quyết hoàn thuế chuyển bộ phận KK&KTT để rà soát, đối chiếu số nộp thừa của NNT và thực hiện điều chỉnh (nếu có) theo Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và quản lý nghĩa vụ của NNT.
Trường hợp NNT đề nghị hoàn nộp thừa khoản thu được phân bổ, bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện đối chiếu, xác nhận về số đã nộp, số còn nợ phát sinh theo từng địa bàn hưởng khoản thu phân bổ với CQT quản lý địa bàn nhận phân bổ theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và quản lý nghĩa vụ của NNT.
Bước 2. Thông báo yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin tài liệu
Trường hợp kết quả đối chiếu xác định số thuế đề nghị hoàn của NNT chưa khớp đúng với số nộp thừa thì bộ phận giải quyết hoàn thuế dự thảo Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP), trình Thủ trưởng CQT phê duyệt trên TMS và ký gửi NNT theo hướng dẫn tại Quy trình một cửa.
Bước 3. Chấp nhận thông tin tài liệu giải trình, bổ sung của NNT hoặc chuyển phân loại hồ sơ hoàn thuế sang diện kiểm tra trước hoàn thuế
Thực hiện tương tự theo hướng dẫn bước 3 điểm a khoản 1 Quy trình này.
Bước 4. Xác định số tiền đủ điều kiện hoàn
Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế căn cứ kết quả thực hiện các công việc nêu trên để xác định số tiền đủ điều kiện hoàn, số không đủ điều kiện hoàn theo nguyên tắc theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Như vậy, để xác định được số thuế mà người lao động nộp đủ điều kiện hoàn thuế thì cần phải thực hiện như sau:

Bước 1. Đối chiếu hồ sơ đề nghị hoàn

Bước 2. Thông báo yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin tài liệu

Bước 3. Chấp nhận thông tin tài liệu giải trình, bổ sung của NNT hoặc chuyển phân loại hồ sơ hoàn thuế sang diện kiểm tra trước hoàn thuế

Bước 4. Xác định số tiền đủ điều kiện hoàn

Quy trình giải quyết hoàn thuế TNCN cho người lao động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023 quy định về nội dung hoàn thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

Nội dung quy trình
Quy trình hoàn thuế bao gồm các nội dung sau:
1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Điều 32, Điều 43 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đối với các trường hợp:
...
d) Hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế: Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
đ) Hoàn nộp thừa khác:
- Hồ sơ hoàn nộp thừa các loại thuế và các khoản thu khác quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương tiền công thực hiện quyết toán thuế cho các cá nhân có ủy quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
2. Phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 33, Điều 44 Thông tư số 80/2021/TT-BTC:
3. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 34, Điều 45 Thông tư số 80/2021/TT-BTC:
a) Giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước.
b) Giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
4. Thẩm định hồ sơ hoàn thuế: Thẩm định đối với hồ sơ thuộc diện phải thẩm định theo quy định tại Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định số 1033/QĐ-TCT ngày 01/06/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có).
5. Quyết định hoàn thuế:
a) Ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Thông báo về việc không được hoàn thuế (theo quy định tại Điều 36, Điều 46 Thông tư số 80/2021/TT-BTC).
b) Ban hành Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 80/2021/TT-BTC, Điều 21 Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ Tài chính đối với hoàn thuế cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
6. Ban hành lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định về thực hiện chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
7. Thu hồi hoàn thuế theo quy định tại Điều 40, Điều 50 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Như vậy, quy trình hoàn thuế TNCN cho người lao động sẽ gồm những bước thực hiện như sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định

2. Phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 33, Điều 44 Thông tư 80/2021/TT-BTC

3. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 34, Điều 45 Thông tư 80/2021/TT-BTC

4. Thẩm định hồ sơ hoàn thuế

5. Quyết định hoàn thuế

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?

Trả lời 1: Hoàn thuế thu nhập cá nhân là quá trình khi một cá nhân hoặc người đóng thuế đã trả quá nhiều tiền thuế thu nhập cho cơ quan thuế so với số tiền thực sự phải đóng. Cơ quan thuế sẽ hoàn lại số tiền thừa cho người đóng thuế thông qua quá trình hoàn thuế.

Câu hỏi 2: Tại sao có thể xảy ra việc hoàn thuế?

Trả lời 2: Việc hoàn thuế có thể xảy ra do nhiều lý do, bao gồm:

  • Khả năng khấu trừ: Có thể bạn đã quên khấu trừ hoặc không cập nhật thông tin cá nhân khi đóng thuế, dẫn đến việc tính toán không chính xác về thuế.
  • Thay đổi tình hình cá nhân: Sự thay đổi về tình hình tài chính, gia đình hoặc thuế suất có thể dẫn đến việc bạn đã đóng nhiều thuế hơn cần thiết.
  • Các khoản giảm trừ: Việc có nhiều khoản giảm trừ và khấu trừ khác nhau có thể dẫn đến việc bạn đóng quá nhiều thuế ban đầu.

Câu hỏi 3: Làm thế nào để yêu cầu hoàn thuế?

Trả lời 3: Để yêu cầu hoàn thuế, bạn cần thực hiện các bước sau:

  1. Thu thập tài liệu: Tập hợp tất cả các tài liệu liên quan như biên lai đóng thuế, các khoản giảm trừ, khấu trừ và các thông tin tài chính liên quan.
  2. Điền biểu mẫu: Điền vào biểu mẫu yêu cầu hoàn thuế, thường là mẫu "Tờ khai xác nhận thuế thu nhập cá nhân" do cơ quan thuế cung cấp.
  3. Nộp hồ sơ: Gửi hồ sơ hoàn thuế, kèm theo các tài liệu và biểu mẫu đã điền, đến cơ quan thuế hoặc theo quy định của quốc gia của bạn.
  4. Xem xét và xử lý: Cơ quan thuế sẽ xem xét hồ sơ của bạn và xác định xem bạn có quyền được hoàn thuế không. Nếu đúng, họ sẽ chuyển tiền hoàn thuế cho bạn.

Câu hỏi 4: Có cần lưu ý gì khi yêu cầu hoàn thuế?

Trả lời 4: Khi yêu cầu hoàn thuế, bạn cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn của cơ quan thuế, bao gồm việc đúng thời hạn nộp hồ sơ. Ngoài ra, đảm bảo rằng bạn đã cung cấp các tài liệu và thông tin chính xác để tránh sai sót trong việc tính toán hoàn thuế.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (404 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo