Quy định về nhà thầu phụ trong Luật đấu thầu mới nhất

Trong nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Những năm gần đây khi đất nước càng phát triển thì việc đầu tư xây dựng các công trình ngày một nhiều hơn. Hình thức thầu phụ đã trở nên rất phổ biến. Nhà thầu phụ đảm nhận một phần lớn các công việc trong dự án xây dựng. Để có thể khai thác hiệu quả hình thức đấu thầu phụ một cách tối đa thì trước hết cần hiểu rõ Nhà thầu phụ là gì? Quy định về Nhà thầu phụ hiện nay như thế nào? Thông qua bài viết này, ACC sẽ làm rõ một số vấn đề quan trọng liên quan đến Quy định về Nhà thầu phụ. Xin mời quý khách hàng cùng phân tích!

quy-dinh-ve-nha-thau-phu-trong-luat-dau-thau-moi-nhat

Quy định về nhà thầu phụ trong Luật đấu thầu mới nhất

 

1. Nhà thầu phụ là gì?

Trước khi tìm hiểu Quy định về Nhà thầu phụ, cần phải biết Nhà thầu phụ là gì?

“Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”.

Định nghĩa trên được nêu ra tại Khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.

Như vậy có thể thấy Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

2. Một số nội dung liên quan đến quy định về Nhà thầu phụ

- Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách Nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.

- Việc có sử dụng Nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.

- Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà Nhà thầu phụ thực hiện.

- Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung Nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các Nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.

- Giá trị công việc mà các Nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

- Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng Nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng Nhà thầu phụ cho các công việc khác.

- Những yêu cầu khác đối với Nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong Hồ sơ dự thầu.

3. Các tiêu chuẩn để lựa chọn Nhà thầu phụ

Tiêu chí để lựa chọn được một Nhà thầu phụ là gì cho phù hợp, cần dựa vào các yếu tố sau đây:

+ Nơi hoạt động lâu dài của Nhà thầu phụ.

+ Sự đầy đủ máy móc thiết bị để thực hiện công việc một cách đúng đắn và mau lẹ.

+ Khả năng tài chính phù hợp để thực hiện công việc.

+ Năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm.

+ Tần số thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ trước đây.

+ Vị trí hiện tại của Nhà thầu phụ trong ngành xây dựng.

4. Quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu phụ

Để tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu phụ cần đi sâu vào tìm hiểu các điều khoản trong hợp đồng thầu phụ. Cụ thể:

Thứ nhất: Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:

+ Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của Nhà thầu phụ.

+ Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng Nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các Nhà thầu phụ nước ngoài khi các Nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

+ Đối với các Nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.

+ Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các Nhà thầu phụ thực hiện.

+ Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho Nhà thầu phụ thực hiện.

Thứ hai: Nhà thầu phụ phải do chủ đầu tư chỉ định. Theo đó:

+ Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là Nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm Nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.

+ Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định Nhà thầu phụ.

+ Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.

+ Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu.

5. Quy định tỷ lệ Nhà thầu phụ trong đấu thầu?

Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu.

6. Quy định về năng lực nhà thầu phụ?

Theo hướng dẫn tại Mục 31 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 19(a) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu.

Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính (trừ trường hợp hồ sơ mời thầu quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu.

Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 Chỉ dẫn nhà thầu. Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại bảng dữ liệu đấu thầu.

Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 31.2 Chỉ dẫn nhà thầu chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu mà chưa được chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

7. Những câu hỏi thường gặp.

7.1. Nhà thầu phụ được làm gì?

Nhà thầu phụ được quyền thực hiện các công việc mà Nhà thầu chính (là Nhà thầu đã trúng thầu và ký hợp đồng với Chủ đầu tư) giao trên cơ sở khối lượng công việc đó đã được Nhà thầu chính kê khai sử dụng nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trường hợp phát sinh, bổ sung công việc mà Nhà thầu chính muốn nhà thầu phụ thực hiện thì phải được Chủ đầu tư chấp nhận.

Giữa Nhà thầu phụ và Nhà thầu chính khi tham dự thầu cần có thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc/hợp đồng và sau đó ký hợp đồng chính thức nếu Nhà thầu chính trúng thầu. Nhà thầu phụ được quyền nhận thanh toán đối với giá trị công việc mà mình đã thực hiện và được Nhà thầu chính nghiệm thu.

Lưu ý: Luật Đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn không có quy định cứng giá trị tối đa mà nhà thầu phụ được đảm nhận trong gói thầu, điều này đồng nghĩa với việc Nhà thầu phụ có thể thực hiện đa số các công việc trong gói thầu, tuy nhiên trách nhiệm toàn diện trước Chủ đầu tư vẫn thuộc Nhà thầu chính.

7.2. Trường hợp nào thì vi phạm khi sử dụng nhà thầu phụ?

Một số trường hợp liên quan đến sai phạm khi sử dụng nhà thầu phụ theo Luật Đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn như sau:

  • Nhà thầu chính sử dụng Nhà thầu phụ không có trong danh sách kê khai tại hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hoặc sử dụng Nhà thầu phụ mà khi chưa được Chủ đầu tư chấp thuận.
  • Nhà thầu chính chuyển giao phần khối lượng công việc cho một nhà thầu khác (được xem là nhà thầu phụ phát sinh) có tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
  • Từ chối ký hợp đồng với Nhà thầu phụ khi Nhà thầu chính đã có thỏa thuận trước đó và trúng thầu.

7.3. Đấu thầu tư nhân quan tâm đến nhà thầu chính hay nhà thầu phụ?

Đối với việc quản lý các nhà thầu sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công (trước đây gọi là vốn ngân sách hoặc vốn Nhà nước ngoài ngân sách) đã có các quy định, chế tài, hướng dẫn tương đối chặt chẽ. Do đó việc sử dụng Nhà thầu phụ như thế nào để chuẩn bị và triển khai cho một gói thầu yêu cầu Nhà thầu chính tham dự phải có tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi thực hiện nếu không sẽ vi phạm một trong các hành vi bị cấm hoặc có thể thực hiện nhưng sẽ kéo dài thời gian do các thủ tục phát sinh.

Đối với đấu thầu tư nhân dường như các quy định này không mang tính bắt buộc và cũng ít ý nghĩa lý do là mối quan hệ giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu trong quan hệ hợp đồng tư nhân là mối quan hệ dân sự, việc Nhà thầu thực hiện và sử dụng các nhà thầu phụ/nhà cung cấp như thế nào là quyền của Nhà thầu đã ký hợp đồng với Chủ đầu tư, điều này cũng tiệm cận với thông lệ của quốc tế hiện nay như ở các nước tiên tiến có rất nhiều các nhà thầu quản lý, nhà thầu tổng thầu. Đây thực chất là nhà thầu không làm trực tiếp công việc hoặc làm trực tiếp một số phần việc, còn lại giao cho các nhà thầu phu/nhà cung cấp thực hiện.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Quy định về Nhà thầu phụ mà ACC đã gửi tới quý khách hàng. Mong rằng đây là một nguồn tài liệu bổ ích giúp ích cho quý vị trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế. Nếu vẫn còn muốn biết thêm nhiều thông tin hoặc có một số thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với ACC nhé!

✅ Quy định: Nhà thầu phụ
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (918 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo