Người thi hành công vụ là gì? (cập nhật 2022)

Chống người thi hành công vụ tùy từng mức độ mà sẽ bị xử phạt ở các hình thức khác nhau có thể là phạt tiền hoặc nặng hơn còn có thể phạt tù. Vậy những ai là người thi hành công vụ bạn đã biết chưa. Để giải đáp thắc mắc đó mời bạn tham khảo bài viết Người thi hành công vụ là gì? (cập nhật 2022).

1. Thi hành công vụ là gì?

Thi hành công vụ là việc quản lý hoặc thực thi pháp luật, thực hiện các trách nhiệm chính thức của một quan chức được bầu của Liên bang, Tiểu bang hoặc địa phương. Quản lý luật bao gồm nghiên cứu liên quan đến luật do công chức quản lý. Việc thực thi các trách nhiệm chính thức không bao gồm việc thu hút các khoản tiền hoặc chi tiêu cho hoặc trên một nửa số ứng cử viên cho các chức vụ nhà nước hoặc chính phủ hoặc một đảng chính trị.

Trong đó, thuật ngữ công vụ vừa được nhắc đến thì được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau do đó được hiểu theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau. Tuy nhiên, hiên nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa một cách rõ ràng và chính sách về công vụ là gì? Do đó, công vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau như:

– Công vụ được hiểu theo cách chung nhất  là hoạt động phục vụ lợi ích công cộng.

– Công vụ được hiểu theo nghĩa hẹp thì lại là hoạt động của nhà nước.

Hai khái niệm vừa nêu ở trên đã được rất nhiều quốc gia sử dụng để hiểu về công vụ. Dưới đây có một số cách hiểu về công vụ:

Theo Luật Hành chính của Nga,”công vụ là việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng nhằm thoả mãn nhu cầu chung của xã hội trên cơ sở đường lối chính trị đã hoạch định. Trong khi nhiều quốc gia khác lại coi công vụ là hoạt động của bộ máy hành chính”.

Theo định nghĩa của Giáo trình Đại học Luật Hà Nội, “công vụ là hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân”.

Giáo trình Hành chính công của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì công vụ lại được hiểu là “công vụ là hoạt động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội”.

Thi hành công vụ được dịch sang tên tiếng Anh là:  “Performing official duties”.

2. Người thi hành công vụ

Người Thi Hành Công Vụ Là Gì (cập Nhật 2022)

Người thi hành công vụ là gì? (cập nhật 2022)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ quy định về người thi hành công vụ như sau:

“1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.

Như vậy, có thể thấy rằng, trên cơ sở quy định tại nghị định này thì người thi hành công vụ bao gồm:

– Cán bộ;

– Công chức;

– Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức;

– Cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ, quyền hạn.

Ngoài ra, quy định tại Khoản 2 Điều 3  tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định về người thi hành công vụ như sau:

“2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án”.

Như vậy, theo như quy định tại luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước người thi hành công vụ  được xác định là:

– Người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng;

– Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan.

3. Xử phạt vi phạm hành chính khi chống người thi hành công vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt hành chính như sau :

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi đưa tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì người đó sẽ bị tịch thu số tiền; tài sản hoặc lợi ích thu được từ hành vi đưa tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Còn các hành vi chống đối khác; thì không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung mà chỉ áp dụng phạt tiền.

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi chống người thi hành công vụ

Mức phạt đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi; bổ sung 2017 như sau:

  • Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ; hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy, mức phạt tù cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 07 năm tù.

5. Câu hỏi thường gặp

Chống người thi hành công vụ là gì

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được.

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền khi bị xử lý hành chính, còn bị xử lý bổ xung gì không ?

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì người đó sẽ bị tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích thu được từ hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Còn các hành vi chống đối khác thì không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung mà chỉ áp dụng phạt tiền.

Trên đây là bài viết Người thi hành công vụ là gì? (cập nhật 2022). Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về nội dung bài viết hoặc mong muốn được tư vấn về các vấn đề pháp lí như tư vấn ly hôn, đất đây, xin cấp visa...vui lòng liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1061 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo