Ngành kế toán là gì?

Kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau

1. Kế toán là gì?

Kế toán là chức danh của những người phụ trách việc ghi chép, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin tài chính, giao dịch kinh tế và các vấn đề về thuế trong một công ty. Công việc của kế toán gắn liền với chứng từ, sổ sách và các con số. Để làm nghề này đòi hỏi bạn phải luôn tỉ mỉ và chính xác trong mọi việc.

Trong tiếng Anh kế toán được gọi là Accountant. Đây là tên gọi chung nhất trong ngành kế toán, với mỗi vị trí kế toán khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau.

Khi hiểu rõ kế toán là gì bạn sẽ dễ dàng nắm được những công việc mà kế toán thường phải làm. Bên cạnh đó bạn cũng nhận thức được tầm quan trọng của vị trí này đối với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.

Nhìn chung nếu không có kế toán, doanh nghiệp sẽ không thể vận hành trơn tru. Hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng không cao.

2. Vai trò, chức năng của Kế toán là gì?

2.1. Vai trò của kế toán

Trong thời đại kinh tế phát triển như hiện nay, kế toán có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Họ giữ vai trò kết nối chủ doanh nghiệp với các hoạt động mua bán, kinh doanh, huy động vốn, đầu tư,…, và kết nối chủ doanh nghiệp với nhân viên của công ty.

Qua các tài liệu, con số mà kế toán cung cấp, chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh và quản lý rủi ro phù hợp. Đồng thời nhà quản lý cũng có thể vạch ra hướng phát triển trong tương lai và có kế hoạch, chiến lược cùng cách quản lý thích hợp để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Bên cạnh đó, kế toán cũng giúp nhà quản lý doanh nghiệp theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp họ quản lý tình hình tài chính, quản lý chi phí và giám sát hoạt động hiệu quả.

Kế toán cũng cung cấp cơ sở pháp lý chính xác khi cần giải quyết các tranh chấp hoặc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng. Đây chính là cơ sở đảm bảo tốt nhất trong các giao dịch buôn bán và là yếu tố tạo dựng niềm tin với các đối tác.

2.2. Chức năng của kế toán

Kế toán có 3 chức năng quan trọng sau:

Thứ nhất, chức năng phản ánh: thể hiện ở việc kế toán sẽ theo dõi, ghi chép, phân loại và tổng hợp các số liệu có liên quan đến các giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp một cách khoa học và có hệ thống.

Thứ hai, chức năng kiểm tra: từ những số liệu được ghi nhận, kế toán có thể nắm bắt một cách có hệ thống tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá để đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, cung cấp thông tin: bằng cách thu thập và xử lý thông tin theo các phương pháp khoa học, kế toán có thể cung cấp những thông tin tài chính quan trọng cho các đối tượng khác nhau để họ đưa ra quyết định phù hợp.

Vai trò, chức năng của Kế toán

3. Kỹ năng cần thiết của kế toán

Kế toán là một vị trí phổ biến nhưng cũng là vị trí giữ vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Để đảm nhận vị trí này, ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn phải có những kỹ năng và tố chất nhất định. Vậy những kỹ năng cần thiết với kế toán là gì?

Theo như Uptalent tìm hiểu thì bạn cần có 10 kỹ năng sau đây để trở thành một kế toán chuyên nghiệp:

1- Kiến thức chuyên môn: để làm kế toán bắt buộc bạn phải có kiến thức chuyên môn về ngành kế toán để có thể ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán.

2- Tin học văn phòng: công việc kế toán đòi hỏi bạn phải sử dụng máy tính để nhập và xử lý dữ liệu. Do đó thành thạo các chương trình tin học văn phòng Word, Excel là điều bắt buộc.

3- Tiếng Anh chuyên ngành kế toán: thành thạo tiếng Anh chuyên ngành giúp bạn tự tin hơn khi làm việc với người nước ngoài, chủ động hơn trong công việc và báo cáo. Bên cạnh đó bạn cũng có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn khi giỏi tiếng Anh.

4- Trung thực và cẩn thận: kế toán chủ yếu thực hiện những việc liên quan đến đến tài chính, sổ sách, giấy tờ và các con số nên cẩn thận là đức tính rất cần thiết. Trong khi đó trung thực là phẩm chất mà bất cứ kế toán nào cũng phải có, nếu không họ không thể đem lại sự tin tưởng cho doanh nghiệp.

5- Đạo đức nghề nghiệp: đây là yếu tố không thể thiếu ở người xử lý các chuyên môn nghiệp vụ về kế toán. Hơn nữa người có đạo đức nghề nghiệp thường được các doanh nghiệp trọng dụng.

6- Kỹ năng phân tích, quan sát và tổng hợp: kế toán phải thường xuyên thực hiện việc thu thập chứng từ, ghi sổ, báo cáo,…, nên rất cần khả năng phân tích, quan sát và tổng hợp tốt để xử lý nghiệp vụ phát sinh đúng quy định và hạch toán đúng.

7- Năng động và sáng tạo: điều này sẽ mang đến nguồn cảm hứng to lớn trong công việc. Đồng thời giúp bạn linh hoạt và nhạy bén hơn khi xử lý các vấn đề về kinh tế, tài chính.

8- Kỹ năng giao tiếp: ứng xử chuyên nghiệp và khéo léo sẽ giúp bạn kết nối và tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp dễ dàng hơn.

9- Chịu được áp lực công việc: kế toán thường phải đối mặt với áp lực lớn về sổ sách, giấy tờ. Vì vậy có một tinh thần mạnh mẽ và khả năng chịu được áp lực công việc sẽ giúp bạn thành công với nghề này.

10- Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian: giúp bạn hoàn thành công việc với hiệu quả tốt nhất và kịp tiến độ công việc.

4. Mức lương của kế toán bao nhiêu?

Bên cạnh những băn khoăn về kỹ năng cần thiết của kế toán là gì, thì lương kế toán bao nhiêu, có cao hay không cũng là điều được nhiều người quan tâm.

Theo Uptalent được biết, hiện tại mức lương của kế toán ít kinh nghiệm vào khoảng 5 – 8 triệu / tháng. Với kế toán có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương từ 10 – 30 triệu. Vị trí kế toán trưởng sẽ có mức lương từ 30 triệu trở lên, thậm chí có thể lên tới 50 triệu. Với kế toán trưởng có năng lực siêu cao sẽ nhận được đãi ngộ rất tốt từ công ty, mức lương có thể lên tới 80 – 100 triệu, nhưng có rất ít người đạt tới mức lương này.

Mức lương kế toán cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào năng lực của mỗi người và chế độ đãi ngộ của từng doanh nghiệp. Cùng một vị trí kế toán nhưng trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác nhau sẽ có mức lương khác nhau. Tuy vậy càng ở vị trí cao thì mức chênh lệch sẽ càng rõ nét.

Mức lương, chế độ đãi ngộ của kế toán như thế nào?

Nhìn chung mức lương trung bình nghề kế toán sẽ thay đổi theo từng lĩnh vực và loại hình kinh doanh. Vì vậy bạn cần nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm thực tế thật nhiều để nâng cao giá trị bản thân, từ đó có được mức thu nhập như mong đợi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (493 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo