Mẫu quyết định thành lập tổ chuyển gia đấu thầu (cập nhật 2024)

Trong đấu thầu thì tổ chuyên gia đấu thầu là những thành phần qun trọng không thể thiếu. Vậy bạn đã biết mẫu quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu gồm những nội dung gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.

mau-quyet-dinh-thanh-lap-to-chuyen-gia-dau-thau

Mẫu quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu (cập nhật 2021)

1. Khái niệm tổ chuyên gia đấu thầu?

Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau:

  1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Điều kiện tham gia tổ chuyên gia đấu thầu?

Điều 116 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:

  1. Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
  2. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.
  3. Cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

d) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

  1. Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu

3. Yêu cầu đối với thành viên tổ chuyên gia trong lựa chọn nhà đầu tư

Căn cứ Điều 15 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, thành viên tổ chuyên gia trong lựa chọn nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

Điều 15. Tổ chuyên gia

  1. Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo lộ trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định, trừ cá nhân quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
  2. Căn cứ theo tính chất và mức độ phức tạp của dự án, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý, đất đai và các lĩnh vực có liên quan.
  3. Cá nhân không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến dự án;

c) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của dự án;

d) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của dự án;

đ) Có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến dự án.

  1. Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
  2. Việc đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Mẫu quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu gồm những nội dung gì

Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân

Quốc hiệu tiêu ngữ

Thời gian lập mẫu quyết định

Địa điểm lập mẫu quyết định

Tên gói thầu, dự án

Tên quyết định :quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu

Các căn cứ pháp Luật: Ví dụ như

  • Văn bản hợp nhất Luật đấu thầu
  • Nghị định 63/2014/NĐ-CP
  • Căn cứ Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT

Họ tên, chức danh của thành viên tổ chuyên gia

Nơi nhận

Chữ ký, ghi rõ đầy đủ họ tên Ví dụ: Giám đốc, Tổng Giám đốc.

5. Trách nhiệm của tổ chuyên gia đấu thầu?

Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau:

Điều 76. Trách nhiệm của tổ chuyên gia

  1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
  3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
  4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
  5. Bảo lưu ý kiến của mình.
  6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
  7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
  8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này

6. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến mẫu quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu

6.1 Quyết định thành lập tổ  chuyên gia đấu thầu do cơ quan nào ban hành?

Hiện nay, quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án ban hành

6.2 Tổ chuyên gia đấu thầu được thành lập khi nào?

Theo quy định tại tại Điều 75 Luật Đấu thầu năm 2013 khi lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì bên mời thầu có quyền quyết định thành lập tổ chuyên gia.

6.3 Tổ chuyên gia đấu thầu gồm bao nhiêu người?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về số lượng thành viên trong tổ chuyên gia đấu thầu. Do đó, dựa vào quy mô, tính chất, độ phức tạo của gói thầu mà bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn có thể quyết định số lượng chuyên gia.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về  mẫu quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi gì, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (294 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo