Điều 84 bộ luật dân sự 2015

Điều 84 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân. Vậy pháp nhân là gì? Chi nhánh văn phòng đại diện của pháp nhân là gì? Chi nhánh văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân hay không?

23

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

1. Pháp nhân là gì?

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định như sau:

+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy có thể nói pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức theo quy định, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chị trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Pháp nhân được chia làm mấy loại?

Theo quy định của pháp luật dân sự thì pháp nhân được chia làm hai loại: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

- Pháp nhân thương mại là: pháp nhân có mục tiêu chính là tiềm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

- Pháp nhân phi thương mại là: Pháp nhân không có mục tiêu chính là tim kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được chia cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

Việc thành lập và chấm dứt pháp nhân thương mai được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sư, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc thành lập và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chi nhánh văn phòng đại diện của pháp nhân là gì?

Chi nhánh văn phòng đại diện của pháp nhân là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không có tư cách pháp nhân, không phải là pháp nhân.

- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

- Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

Theo Điều 84 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân như sau:

  1. Chi nhánh văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
  6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Như vậy chi nhánh văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân, tức là không có quyền và nghĩ vụ như pháp nhân.

Đại diện của pháp nhân là gì?

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì?

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ Luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh khi nào?

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Khi nào thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt?     

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân./.

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc (Xem thêm về chúng tôi tại đây) với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1194 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo