Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có sao không?

Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch vô cùng quan trọng, ghi nhận những thông tin cơ bản của một con người. Chính vì vậy, việc thiếu giấy khai sinh sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sau này của con trẻ. Các thủ tục liên quan đến khai sinh như: Thủ tục đang ký khai sinh, thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh,... cần phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Vậy đăng ký khai sinh quá hạn có sao không? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có sao không?

Cha Me Phai Khai Sinh Cho Con Bao Lau Sau Khi Sinh 600

Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có sao không?

1. Giấy khai sinh là gì?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Do đó, có thể thấy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…

2. Quy định của pháp luật về thời hạn đăng ký khai sinh cho con?

Thời hạn đăng ký khai sinh cho con được quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, khoản 1 Điều này quy định, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Nếu cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người có thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Việc đăng ký khai sinh không chỉ thuộc về riêng trách nhiệm của cha, mẹ hoặc ông, bà mà còn là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã cũng phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trong địa bàn theo đúng thời hạn mà pháp luật quy định. Trong trường hợp cần thiết, công chức tư pháp – hộ tịch có thể tổ chức đăng ký khai sinh lưu động.

Như vậy, thời hạn đăng ký khai sinh cho con là 60 ngày kể từ ngày đứa con chào đời. Các bậc làm cha, mẹ cần nắm rõ quy định này để thực hiện đăng ký khai sinh cho con đúng thời hạn.

3. Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có sao không?

Theo quy định trước đây, cụ thể là tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP, đăng ký khai sinh quá hạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con nhưng không thực hiện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).

Nghị định 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/9/2020) ra đời đã thay thế Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành,

Hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cho con theo pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Theo đó, Điều 37 quy định như sau:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”

Từ quy định trên, có thể thấy, hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký khai sinh quá hạn cho con đã bị bãi bỏ.

Cũng tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hình thứ xử phạt đối với các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh như sau:

(i) Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

(ii) Đối với các hành vi vi phạm như: (1) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; (2) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; (3) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, pháp luật hiện hành đã bãi bỏ quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đăng ký khai sinh không đúng thời hạn. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là có thể tùy ý đăng ký hoặc không đăng ký khai sinh cho con. Theo đó, những người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em vẫn phải thực hiện đăng ký khai sinh đúng thời hạn. Đồng thời, cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch trên địa bàn có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở để trẻ em được thực hiện thủ tục khai sinh theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, có thể thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

4. Một số câu hỏi thường gặp 

Có được ủy quyền đi làm giấy khai sinh quá hạn không?

Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay.
Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ.

Đăng ký giấy khai sinh ở đâu?

Thẩm quyền đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Ai có trách nhiệm đăng ký khai sinh?

Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh, cụ thể như sau:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trườnghợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động”.

Lệ phí khi làm giấy khai sinh cho con?

– Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
– Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có sao không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (239 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo