Chứng chỉ tiêu chuẩn HACCP là gì? Được cấp bởi ai?

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Riêng đối với lĩnh vực thực phẩm, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm để vừa được hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn HACCP. Như vậy Chứng chỉ tiêu chuẩn HACCP là gì? Được cấp bởi ai? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây.
Chứng nhận HACCP - Cấp chứng chỉ HACCP An toàn thực phẩm
Chứng chỉ tiêu chuẩn HACCP là gì? Được cấp bởi ai?

1. Chứng chỉ HACCP là gì?

Chứng chỉ HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp chứng chỉ HACCP (còn gọi là giấy chứng nhận HACCP).
Hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận HACCP sẽ được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền.

2. Chứng nhận HACCP được cấp bởi ai?

Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Tổ chức chứng nhận sẽ đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp, thẩm tra kết quả nếu phù hợp Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.
Tổ chức chứng nhận phải là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Và phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận để doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn có cả các Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

3. Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn HACCP? 

Những đối tượng dưới đây sẽ được cấp chứng chỉ HACCP:
– Những doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy hải sản,….
– Những cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn công nghiệp, thực phẩm, những khu chế xuất.
– Những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng khách sạn hay những tổ chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực thực phẩm.
Như vậy, chứng chỉ HACCP có phạm vi áp dụng tương đối rộng, nó quản lý chất lượng của các loại thực phẩm ở tất cả các khâu khác nhau: từ khâu nguyên liệu đầu vào, chế biến, sản xuất cho đến tận khâu tiêu thụ ra thị trường.

4. Chứng chỉ HACCP có lợi ích gì?

Chứng chỉ HACCP giữ một có vai trò vô cùng quan trọng, nhất là khi chúng ta đang phải đối mặt với nạn thực phẩm bẩn hiện nay:
Lợi ích đạt tiêu chuẩn HACCP đối với doanh nghiệp
Việc sở hữu chứng chỉ HACCP sẽ giúp cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nâng cao được sự uy tín về chất lượng của sản phẩm của mình. Từ đó nâng cao sự cạnh tranh, tăng khả năng chiếm lĩnh cũng như mở rộng thị trường so với những đối thủ khác. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm. Thực phẩm khi xuất khẩu sẽ đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cực kỳ khắt khe. Hiện nay, chứng chỉ HACCP đã được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì thế nếu như doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP; thì chắc chắn sẽ mở rộng thị trường hơn. Đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu khó tính của khách hàng trong lĩnh vực thực phẩm.
Những doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ HACCP sẽ được phép in dấu chứng nhận HACCP trên nhãn hàng sản phẩm của mình. Và từ đó khách hàng sẽ có thể nhận biết được dấu chứng nhận này một cách dễ dàng và từ đó sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng sẽ  nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Một khi đã có niềm tin tuyệt đối của khách hàng thì những chi phí bán hàng, quảng cáo cũng từ đó mà giảm rất nhiều.
Việc đạt được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP; cũng sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc đàm phán; kí kết hợp đồng thương mại trong nước và quốc tế. Bởi một khi đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất kinh doanh; thì có nghĩa là doanh nghiệp đã và đang kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình rất tốt. Và đó là một phần quan trọng để thuận lợi khi giao dịch với khách hàng, đối tác.
Chứng chỉ HACCP sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu; về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi áp dụng và sử dụng những nguyên tắc của tiêu chuẩn này; có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ; một cách nghiêm túc những nguyên tắc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình. Sản phẩm thực phẩm khi đưa đến tay người tiêu dùng; sẽ đúng chất lượng và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Và nếu như có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng thì doanh nghiệp sẽ chẳng phải lo lắng gì cả.
Lợi ích của chứng chỉ HACCP đối với người tiêu dùng và ngành công nghiệp thực phẩm
Việc có chứng chỉ HACCP chính là một bước đệm quan trọng; để doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong hệ thống của mình. Chứng chỉ ISO là một loại chứng chỉ cực kỳ quan trọng trong việc tạo niềm tin của người tiêu dùng; tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Và một trong những điều kiện để có chứng chỉ ISO 22000; đó chính là doanh nghiệp phải sở hữu chứng chỉ HACCP.
– Vai trò của HACCP đối với những người tiêu dùng.: Nếu một thực phẩm được in hình của chứng nhận HACCP lên nhãn hiệu; bao bì thì có nghĩa là sản phẩm này đã đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Và người tiêu dùng căn cứ vào đó để chọn cho gia đình mình những sản phẩm thực phẩm tốt nhất, an toàn cho sức khỏe nhất.
– Vai trò của HACCP đối với ngành thực phẩm.: Sở hữu chứng nhận HACCP sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh; tiếp thị và cải tiến điều kiện môi trường, quá trình sản xuất; giảm thiếu chi phí do phải thu hồ sản phẩm hỏng, giúp nâng cao năng lực quản lý về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm,….

5. Quy trình tư vấn chứng nhận HACCP tại Chất Lượng Việt

Bước 1: Đăng ký tư vấn chứng nhận
Đầu tiên, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tại CLV. Cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… Sau đó, CLV sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
Căn cứ theo tình hình áp dụng HACCP cụ thể của doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia tư vấn CLV đến đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.
Bước 3: Đánh giá tài liệu
Bước này sẽ thực hiện đánh giá tài liệu, hồ sơ HACCP đã chuẩn bị để phục vụ cho quá trình đánh giá chứng nhận. Thông thường, thời gian đánh giá tài liệu sẽ căn cứ vào quy mô cùng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp. CLV sẽ tổ chức những khoá đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này.
Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý
Đoàn chuyên gia đánh giá (Tổ chức chứng nhận) đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục các sự không phù hợp trong hệ thống (nếu có).
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, CLV sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Sau đó, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP.
Bước 6: Cấp chứng chỉ HACCP
Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu kết quả là phù hợp, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng chỉ HACCP cho doanh nghiệp.
Vậy ACC đã giới thiệu qua tổng quan về chứng chỉ HACCP cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn đang quan tâm đến vấn đề trên

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (258 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo