Chuẩn mực đạo đức là gì? Quy định chuẩn mực đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đồng hành cùng con người trong cộng đồng dựa trên các mối quan hệ giữa con người với nhau và các mối quan hệ với xã hội. Vậy theo đó, chuẩn mực đạo đức là gì? Hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức là gì? Tác động của chuẩn mực đạo đức đến sự nghiệp xây dựng, phát triển con người như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

chuẩn mực đạo đức là gì
Chuẩn mực đạo đức là gì

1. Chuẩn mực đạo đức là gì?

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống quy tắc xác định mẫu hành vi mà con người phải tuân theo. Trước hết là một quan niệm về chuẩn mực, chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chuẩn mực đạo đức là những lý tưởng, luân lý đạo đức được công nhận là đúng và được các thành viên xã hội thừa nhận. Do vậy, chuẩn mực đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội.

Tương tự như đạo đức, chuẩn mực đạo đức là những lý tưởng, luân lý đạo đức được công nhận là đúng và đủ các thành viên xã hội thừa nhận. Theo đó, chuẩn mực đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Những quy chuẩn đạo đức được xã hội chấp nhận chính là những lý tưởng, luân lý đạo đức, những quy tắc, nguyên tắc, hành vi được các thành viên trong xã hội thừa nhận và coi đó là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Nói một cách đơn giản nhất, đạo đức hay chuẩn mực đạo đức đều là tiêu chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội, hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp dựa trên cơ sở đó, xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái.

2. Hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức

Trên thực tế, chuẩn mực đạo đức được tồn tại và phát triển dưới các hình thức sau:

  • Giá trị đạo đức

Trong cuộc sống, giá trị đạo đức rất phong phú và đa dạng, thường được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày hay qua việc ứng xử, giao tiếp giữa người với người. Đây là các phương tiện xã hội hóa các cá nhân, lưu truyền những kinh nghiệm quý báu về văn hóa, lối sống, sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  • Những bài học về luân thường đạo lý

Đây là những bài học có giá trị truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc và đã trở thành thuần phong mỹ tục, quy tắc xử sự của cộng đồng.

  • Phép đối nhân xử thế

Phép đối nhân xử thế thực hiện chức năng hợp nhất, tập trung ủng hộ các quá trình hoạt động của xã hội. Phép đối nhân xử thế không thể thiếu trong đời sống đời sống con người cũng như trong hoạt động quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

3. Chuẩn mực đạo đức và tác động đến sự nghiệp xây dựng, phát triển con người

  • Gia đình

Vai trò của gia đình trong việc xem xét tác động của chuẩn mực đạo đức với sự nghiệp xây dựng và phát triển con người là rất to lớn. Từ bản chất, gia đình là nơi diễn ra quá trình nhập thân văn hóa của mỗi cá thể, mỗi nhân cách văn hóa của mỗi người. Những chuẩn mực đạo đức của mỗi thời đại đã hiện hình trong gia đình như một luân lý, gia phong.

  • Làng xã

Dư luận làng xã, những chế định của làng xã như hương ước, tộc phả,... là những lực vận hành làng xã, giúp con người hoàn thiện nhân cách văn hóa của mình, đạo đức của mình. Các chuẩn mực đạo đức được tồn tại trong làng xã, được mọi thành viên trong làng xã thừa nhận và làm theo thông qua dư luận và những chế định của làng xã.

  • Quốc gia

Với quốc gia, chuẩn mực đạo đức được xem như hệ giá trị quốc gia. Kinh nghiệm của các nước phát triển, chuẩn mực đạo đức được hiện hình thành những đúc kết ngắn gọn, giản dị mà khái quát, sâu sắc, khiến mọi công dân thực hiện hàng ngày không băn khoăn, và chính là bản sắc dân tộc, bản sắc quốc gia thời kỳ mới.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Giá trị đạo đức là gì?

Trong cuộc sống, giá trị đạo đức rất phong phú và đa dạng, thường được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày hay qua việc ứng xử, giao tiếp giữa người với người. Hình thức biểu hiện này của đạo đức cũng được coi là các phương tiện xã hội hóa các cá nhân, lưu truyền những kinh nghiệm quý báu về văn hóa, lối sống, sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó cũng củng cố hành vi, thể hiện mối liên hệ xã hội và các quan hệ xã hội điển hình. Việc nghiên cứu, phát huy và củng cố các giá trị văn hóa có ý nghĩa quan trọng và cần thiết nhất là trong xã hội hiện nay khi mà tình trạng gia tăng các vụ việc vi phạm pháp luật ngày một gia tăng và có diễn biến nghiêm trọng.

Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật?

Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Đạo đức là tập hợp các quan điểm, quan niệm của con người (một giai cấp, một cộng đồng người) về cái thiện và cái ác, về sự công bằng và bất công, về nghĩa vụ, danh dự và các phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Các quan điểm, quan niệm này rất khác nhau, được quy định bởi những điều kiện của đời sống vật chất xã hội; từ đó, hình thành nên một hệ thống các quy tắc ứng xử của con người. Khi đạo đức đã trở thành niềm tin nội tâm thì nó sẽ là cơ sở cho hành vi xã hội của con người.

 Phép đối nhân xử thế là gì?

Tùy vào tính chất của từng loại quan hệ xã hội giữa con người với nhau mà phép đối nhân xử thế quy định cho thành viên của nó những điều cần phải làm, điều được phép, điều bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội. Qua đây, phép đối nhân xử thế thực hiện chức năng hợp nhất, tập trung ủng hộ các quá trình hoạt động của xã hội. Phép đối nhân xử thế không thể thiếu trong đời sống đời sống con người cũng như trong hoạt động quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Việc tuân thủ và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của phép đối nhân xử thế trong hành vi của xã hội đối với mỗi người được coi là trách nhiệm, bổn phận và nghĩa vụ của mỗi người trong quan hệ xã hội đó.

Đạo đức tiếng Anh là gì?

“Ethic” và “moral” trong tiếng Anh đều mang nghĩa đạo đức. Nhưng mỗi từ sẽ có ý nghĩa và cách dùng khác nhau. Cụ thể:

  • “Ethic”: được sử dụng để chỉ những quy tắc ứng xử văn minh, tiêu chuẩn đạo đức xã hội định ra.
  • “Moral”: là hệ thống niềm tin của cá nhân về đạo đức đồng thời đó còn là những quan điểm tốt xấu của một hoặc một nhóm người về một sự việc, hành động nào đó.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về chuẩn mực đạo đức là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (332 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo