Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm [Chi tiết 2024]

Các vấn đề về chi phí công bố sản phẩm, chi phí làm công bố sản phẩm được quy định tại Thông tư số 72/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi phí lệ phí công bố sản phẩm gồm các mức phí phải nộp như sau:

1. Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm:

STT

Loại phí

Mức thu

I

Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

1

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

1.500.000 đồng/lần/sản phẩm

2

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định

500.000 đồng/lần/sản phẩm

3

Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm):

 

- Đối với kiểm tra thông thường

300.000 đồng/lô hàng

- Đối với kiểm tra chặt

1.000.000 đồng/lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng, từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng

4

Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm

3.000.000 đồng/lần/bộ xét nghiệm

II

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế)

1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận

Công bố sản phẩm, hay còn hiểu là công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết tại bài viết: Thủ tục công bố sản phẩm

2. Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực dược, mĩ phẩm

Stt

Tên phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu (1.000 đồng)

I

Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm

 

 

1

Thẩm định xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm

Hồ sơ

1.600

2

Thẩm định cấp phép lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc

 

 

2.1

Thẩm định cấp phép lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với đăng ký lần đầu, đăng ký lại

Hồ sơ

5.500

2.2

Thẩm định cấp phép lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với đăng ký gia hạn

Hồ sơ

3.000

2.3

Thẩm định cấp phép lưu hành đối với hồ sơ đăng ký thay đổi/bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có giấy phép lưu hành (thay đổi lớn, thay đổi nhỏ (bao gồm thay đổi nhỏ cần phê duyệt và thay đổi theo hình thức thông báo))

Hồ sơ

1.000

3

Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký (trừ trường hợp nhập khẩu thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt, thuốc phòng chống dịch, thiên tai, thuốc cho các chương trình y tế, thuốc viện trợ, thuốc phi mậu dịch, thuốc làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, thuốc cho thử lâm sàng, thử tương đương sinh học,...)

Mặt hàng

800

4

Thẩm định công bố sản phẩm mỹ phẩm, công bố tiêu chuẩn dược liệu

Mặt hàng

500

 

3. Phí dịch vụ công bố thực phẩm của công ty Luật ACC

Hiện nay, mức phí công bố thực phẩm của Luật ACC được áp dụng đối với từng loại như sau:

- Dịch vụ công bố thực phẩm thường nhập khẩu

- Dịch vụ công bố thực phẩm thường sản xuất trong nước

- Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu và trong nước

- Dịch vụ công bố với bao bì thực phẩm nhập khẩu

Giá dịch vụ của Luật ACC được áp dụng tùy thuộc vào việc Quý Khách hàng lựa chọn dịch vụ làm thường hay làm nhanh và trong thời gian bao lâu thì nhận được kết quả là công bố sản phẩm

Các công việc thực hiện khi cung cấp dịch vụ tư vấn về công bố sản phẩm của Luật ACC

3.1 Các công việc Luật ACC thực hiện

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và yêu cầu của khách hàng: giấy phép kinh doanh, sản phẩm, các chứng từ liên quan đảm bảo cho việc hồ sơ đầy đủ từ A - Z

- Tư vấn miễn phí, toàn diện các vấn đề pháp lý, điều kiện, quy trình công bố thực phẩm thường sản xuất tại Việt Nam theo quy định được cập nhật mới nhất của pháp luật hiện hành

- Kiểm tra và tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như chủ động trong việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu. Bên cạnh đó, chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành  năm 2022

- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm và gửi mẫu và nhận kết quả kiểm định nếu cần thiết với các sản phẩm phải bắt buộc kiểm định

- Xây dựng, nộp hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công bố sản phẩm

- Đóng phí nhà nước và theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu như có yêu cầu

- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận, trao gửi cho khách hàng

3.2 Các giấy tờ, tài liệu mà Khách hàng cần cung cấp cho Luật ACC

- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm cần phải công bố sản phẩm

- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực) hoặc CA (Certificate of analysis) do đơn vị kiểm nghiệm đạt VILAS hoặc ISO 17025 và độc lập với nhà sản xuất phân tích (nếu có)

- Nhãn sản phẩm, mẫu sản phẩm (dịch thuật công chứng nếu không phải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm (Certificate of Freesale) bản gốc hoặc bản hợp pháp hóa lãnh sự (đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu)

4. Một số câu hỏi thường gặp về chi phí, lệ phí công bố sản phẩm

4.1 Hồ sơ công bố sản phẩm gồm những gì?

  1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm

Bao gồm các giấy tờ được quy định sau:

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực

  1. Hồ sơ công bố đối với sản phẩm nhập khẩu

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

  1. Hồ sơ công bố đối với sản phẩm sản xuất trong nước

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

4.2 Trường hợp nào được miễn phí, lệ phí công bố sản phẩm

Theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, thì hiện nay việc tự công bố sản phẩm không phải mất phí hay lệ phí. Do đó, việc không áp dụng mức phí trên đối với sản phẩm không áp dụng đối với các sản phẩm sau:

- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

4.3 Các hình thức đăng ký chất lượng sản phẩm gồm những hình thức nào?

Bao gồm 03 hình thức đăng ký chất lượng sản phẩm, đó là:

- Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (tiêu chuẩn cơ sở);

- Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;

- Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (725 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo