Các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm trực tiếp đến quyền về tài sản của người bị thiệt hại. Vậy tội danh lừa đảo là gì? Tội danh lừa đảo hoàn thành khi nào? Các dấu hiệu tội chiếm đoạt tài sản là gì? Bài viết dưới đây, ACC sẽ phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để Quý khách hàng nhận biết rõ hơn về loại tội phạm này. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo!

toi-lua-dao-chiem-doat-tai-san-1-e1552817598743

Các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt bằng cách dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội.

Tài sản - theo Điều 104 Bộ luật dân sự 2015 được hiểu là bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lại.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tiền thường xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hằng ngay của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền, mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết Lừa Đảo Bao Nhiêu Tiền Thì Bị Truy Tố Hình Sự.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Để nhận biết được loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng ta cần dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi vi phạm phải đáp ứng các yếu tố: “dùng thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Cụ thể hơn, 4 yếu tố cấu thành tội lừa đảo bao gồm: Khách thể của tội phạm; Chủ thể của tội pham; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm, được thể hiện như sau:

Khách thể của tội phạm: Là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của loại tội phạm này.

Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tội cưỡng đoạt tài sản để phần nào tháo gỡ vướng mắc cho quý độc giả

Mặt khách quan của tội phạm: Là hành vi của một người chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.  Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.Tội này không thể diễn ra dưới hình thức lỗi vô ý.

Tội đánh bạc được bộ mặt hình sự quy định khá rõ ràng và chi tiết, nhưng bạn đã hiểu rõ về các đặc điểm của tội đánh bạc để định tội danh chính xác. Cùng chúng tôi tìm hiểu về Quy định Bộ luật hình sự về tội đánh bạc

3. Tội danh lừa đảo được hoàn thành khi nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi chủ thể thực hiện đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp quý khách hàng hiểu hơn về các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnNếu quý khách hàng còn gặp phân vân về các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và muốn nhận được sự tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: (028) 777.00.888

– Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (819 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo