Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định bộ luật hình sự

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dung vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người quản lý, sở hữu tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, loại tội phạm này ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tội cưỡng đoạt tài sản  để phần nào tháo gỡ vướng mắc cho mọi người. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn có những thắc mắc liên quan tội cưỡng đoạt tài sản, thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn. ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Tội Cưỡng đoạt Tài Sản
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản

Để tìm hiểu về tội cưỡng đoạt tài sản  chúng ta cùng xem qua về tội phạm hình sự đã được ACC thể hiện tại đây.

1. Căn cứ pháp lý 

  • Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015 số 101/2015/QH13;

  • Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13;

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 số 15/2012/QH13.

2. Thế nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v...

Cũng giống như các loại tội phạm khác, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm chung cơ bản của cấu thành tội phạm, đồng thời cũng có những đặc trưng cơ bản, thể hiện rõ dấu hiệu của tội danh này. Vậy những dấu hiệu và đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Mời bạn đọc tho dõi bài viết: Bình luận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

3. Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

3.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

  • Có hành vi đe dọa dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe doạ sẽ thực hiện một hành động (hay đe doạ sẽ sử dụng sức mạnh vật chất) để gây thiệt hại cho người bị hại.
  • Mục đích của việc đe doạ này là làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên.

3.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (tương tự như khách thể của tội cướp tài sản).

3.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp chuyển hoá tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác, nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản, thì cũng phạm vào tội này.

3. Phân tích các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản

Để cấu thành một tội phạm cụ thể, không chỉ riêng đối với tội cưỡng đoạt tài sản mà còn áp dụng cho tất cả các tội phạm khác nữa là cần đáp ứng được 4 yếu tố như sau:

Yếu tố về chủ thể: Luật hình sự Việt Nam quy định chủ thể của tội phạm phải là cá nhân, người có năng lực trách nhiệm hình sự. Thực tế cho thấy, việc xác định chủ thể phạm tội là rất khó khăn và có tính chất quan trọng, yếu tố này quyết định xem cá nhân chịu hình phạt có oan sai hay không.

Yếu tố về khách thể: khách thể của tội phạm là các trật tự xã hội bị xâm hại như: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Yếu tố về mặt chủ quan: mặt chủ quan của tội phạm chủ yếu được nhắc đến là yếu tố lỗi. Trong đó, lỗi được chia thành lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả. Bên cạnh đó, mặt chủ quan của tội phạm còn bao gồm động cơ, mục đích phạm tội.

Yếu tố về mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm là những hành vi thực tế đã diễn ra, hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nếu hậu quả xảy ra trên thực tế không bắt nguồn từ hành vi thực tế thì hành vi đó không bị coi là hành vi phạm pháp. Ví dụ: A gọi điện rủ B đi chơi, B lấy xe máy đến chỗ hẹn với A, không may bị tai nạn giao thông dẫn đến chết người, trong ví dụ này, hành vi của A không thể bị coi là hành vi trái pháp luật, vì hành vi này không phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả chết người của vụ tai nạn giao thông.

Căn cứ theo Điều 170, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản.

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…

Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sỡ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.

4. Hình phạt của tội chiếm đoạt tài sản

Hình Phạt Của Tội Cưỡng đoạt Tài Sản
Hình Phạt Của Tội Cưỡng đoạt Tài Sản

Tội cưỡng đoạt tài sản có 4 khung hình phạt chính:

- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

- Khung 4: Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

-  Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Những dấu hiệu và đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Hành vi bắt cóc tống tiền, chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam có khung hình phạt như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bàn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

5. Cưỡng đoạt tài sản khi nào bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng”?

Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả .

Căn cứ Tiết 3.4 Mục 3 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định như sau:

“3.4. Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất).

Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì được xác định như sau:

1. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất nghiêm trọng:

1) Làm chết hai người;

2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bôn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 trên đây;

5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.l đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này”.

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Căn cứ vào các quy định trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản bị coi là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” khi gây ra một trong những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản nêu trên.

Mặc dù tình tiết này không còn là tình tiết định khung của Tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự mới nhất – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tuy nhiên vẫn có ý nghĩa tham khảo dưới góc độ lý luận và được áp dụng với các vụ việc xảy ra vào thời điểm khi bộ luật hình sự mới chưa có hiệu lực thi hành.

6. Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?

Tội Cưỡng đoạt tài sản
Tội Cưỡng đoạt tài sản

Khi phạm tội cưỡng đoạt tài sản nếu muốn được hưởng án treo thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP cụ thể như sau:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

– Có nhân thân tốt.

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tr lên, trong đó có ít nht 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

.- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy him cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

7. Phân biệt giữa Tội cướp tài sản và Tội cưỡng đoạt tài sản?

7.1. Điểm giống nhau

Cả hai đều được thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp, mục đích của tội phạm đều nhằm chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể của hai tội cướp và cưỡng đoạt tài sản đều do bất kỳ người nào thực hiện, khi họ có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định.

Hiện nay, các bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây ACC cập nhật một số án lệ tiêu biểu liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để các bạn tham khảo.

7.2. Điểm khác nhau

a, Cấu thành tội phạm

  • Đối với Tội cướp tài sản: Phải có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản là yếu tố cấu thành tội phạm bắt buộc.
  • Đối với tội cưỡng đoạt tài sản: được thực hiện bằng hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần, buộc người có trách nhiệm về tài sản giao nộp tài sản nếu không giao nộp tài sản họ sẽ bị áp dụng dùng vũ lực hoặc sẽ bị gây thiệt hại đến nhân thân.

Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực còn tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản. Trường hợp đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì định tội là cướp tài sản; còn đe dọa sẽ dung vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì định tôi là cưỡng đoạt tài sản.

b, Hình phạt

Hai tội cướp và cưỡng đoạt tài sản có hình phạt khác nhau vì tội cướp tài sản có mức độ nguy hiểm hơn so với tội cưỡng đoạt tài sản.

  • Khoản 1 điều 168 về tội cướp tài sản quy định phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; Khoản 2 điều 168 về tội cướp tài sản quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Hình phạt tù cao nhất của tội cướp tài sản quy đinh tại khoản 3 điều 168 là tù đến 20 năm. Hình phạt cao nhất của tội cướp tài sản là từ chung thân hoặc tử hình;
  • khoản 1 điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản quy định phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; khoản 2 điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản quy định phạt tù từ 3 năm đến10 năm. Hình phạt tù cao nhất của tội cưỡng đoạt tài sản quy đinh tại khoản 3 điều 170 là tù đến15 năm. Hình phạt cao nhất của tội cưỡng đoạt tài sản là tù đến 20 năm.

8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc

8.1. Xử lý hành vi dùng dao đe dọa người khác để cưỡng đoạt tài sản như thế nào?

Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định nếu hành vi dùng dao đe dọa người khác để yêu cầu đưa tài sản thì có thể xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Cụ thể người này đã có hành vi chiếm đoạt số tiền là 60 triệu, thuộc trong trường hợp tại điểm d khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 nên sẽ chịu mức phạt từ từ 03 năm đến 10 năm.

8.2. Xử phạt hành chính với hành vi dùng dao đe dọa người khác như thế nào?

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi dùng dao đe dọa người khác áp dụng theo điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân có hành vi dùng dao đe dọa người khác đồng nghĩa với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương nên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Còn đối với tổ chức vi phạm cùng hành vi trên thì sẽ chịu phạt tiền gấp đôi, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo điểm a khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

8.3. Hành vi nhằm ép buộc người khác trả một khoản nợ khống có phải dấu hiệu cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”?

Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 về tội "Cưỡng đoạt tài sản" hành vi gọi điện đe dọa ép buộc người khác trả một khoản nợ (không phải của mình) có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản với mức phạt lên đến 20 năm tù.

8.4. Phạt hành chính đối với hành vi đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội?

Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử  đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định bộ luật hình sự. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về tội cưỡng đoạt tài sản. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn/ Luật sư tranh tụng hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (840 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo