Thành lập công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu vốn điều lệ?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngành xuất nhập khẩu đã và đang thu hút nhiều nhân lực và vật lực, dành được nhiều sự quan tâm của người dân. Do đó, nhu cầu tìm hiểu về các công ty xuất nhập khẩu hiện nay cũng tăng cao, trong đó có vấn đề về vốn điều lệ của công ty xuất nhập khẩu. Vậy vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu

 

Thành lập công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu vốn điều lệ?

1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 có quy định, Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.

Có thể hiểu đơn giản, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà đất nước mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá của một quốc gia khác vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu à một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tham gia xuất nhập khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành.

Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, còn có một số các thuật ngữ chuyên ngành có liên quan như sau:

  • Incoterms: đây là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems, là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
  • Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
  • UCP: đây là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”, là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.

2. Công ty xuất nhập khẩu

Công ty xuất nhập khẩu mang đặc điểm chung của một doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cụ thể:

– Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP tùy thuộc tính chất của mỗi loại hình công ty, chủ thể mà pháp luật quy định.

– Được thừa nhận là thực thể pháp lí, có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Công ty được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng.

– Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty xuất nhập khẩu là kinh doanh các lĩnh vực thuộc ngành xuất khẩu, nhập khẩu được cho phép kinh doanh tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

– Công ty được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội.

– Nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty xuất nhập khẩu là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Công ty xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động như sau:

  • Xuất khẩu: gồm một hoặc nhiều các hoạt động sau:

– Xuất kinh doanh: hoạt động bán hàng hóa giữa ít nhất là hai chủ thể giữa các quốc gia;

– Xuất phi mậu dịch: hoạt động như quà biếu tặng, hàng mẫu, di chuyển tài sản;

– Xuất gia công: xuất thành phẩm cho công ty thuê gia công mà trong đó công ty thuê gia công chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu để sản xuất thành phẩm;

– Sản xuất xuất khẩu: xuất thành phẩm cho bất kỳ đối tác nào và không liên quan đến đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu;

– Tạm xuất – tái nhập: xuất hàng hóa, nguyên phụ liệu trong một khoảng thời gian ấn định, sau đó sẽ nhập lại hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng nếu không nhập lại;

– Xuất khẩu tại chỗ: là việc mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất (EPE) và các doanh nghiệp nội địa trong cùng một quốc gia hoặc giữa hai doanh nghiệp trong cùng một quốc gia mà trong đó có một doanh nghiệp được chỉ định nhận hàng mà không phải là người mua trực tiếp của nhà xuất khẩu.

  • Nhập khẩu: gồm một hoặc nhiều các hoạt động sau:

– Nhập kinh doanh: là hoạt động mua hàng hóa từ nước ngoài và nhập vào Việt Nam tiêu thụ nhằm mục đích sinh lời;

– Nhập phi mậu dịch: là hoạt động biếu tặng, hàng mẫu, di chuyển tài sản;

– Tạm nhập – tái xuất: nhập hàng trong một khoảng thời gian ấn định sau đó phải tái xuất hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng nếu tiêu thụ trong nước;

– Nhập gia công: nhập nguyên phụ liệu từ đơn vị thuê gia công;

– Nhập sản xuất – xuất khẩu: nhập nguyên phụ liệu từ bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào mà không chịu sự chi phối hay giằng buộc về các quy định liên quan đến phí nhân công, mẫu mã….

– Nhập khẩu tại chỗ: tương tự xuất tại chỗ, là các hoạt động giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa trong nước. Hoặc giữa hai doanh nghiệp nội địa trong nước nhưng một trong hai doanh nghiệp là doanh nghiệp được chỉ định nhận hàng và không có hợp đồng trực tiếp với nhà xuất khẩu trong nước.

3. Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Để thành lập công ty xuất nhập khẩu thì vốn điều lệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần phải quan tâm. Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì mức vốn điều lệ của công ty xuất nhập khẩu được quy định như sau: "Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần."

Hiện nay, Luật doanh nghiệp không có quy định nào yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Cơ quan thuế cũng không kiểm tra tiến độ góp vốn của chủ doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải tự mình tuân thủ và thực hiện việc góp vốn theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, thành lập công ty xuất nhập khẩu không có quy định về mức vốn tối thiểu. Do đó, các bạn có quyền tự lựa chọn mức vốn điều lệ. Doanh nghiệp cần cân nhắc nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình để đăng ký số vốn phù hợp, việc đăng ký vốn bao nhiêu cũng liên quan đến việc chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ... trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký.

Tuy nhiên, một số ngành nghề lại có quy định về vốn ký quỹ cũng như vốn pháp định thì mức tối tiểu phải đóng của vốn điều lệ phải không được thấp hơn 2 loại vốn này. Ví dụ:

  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh: Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt: Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng: Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty. Cụ thể:

  • Vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng 10 tỷ đồng: Mức đóng thuế môn bài 3.000.000 VNĐ/ năm
  • Vốn điều lệ thấp hơn 10 tỷ đồng: Mức đóng thuế môn bài 2.000.000 VNĐ/năm

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (334 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo