Tìm hiểu các quy định về vé điện tử theo Thông tư 78

Hiện nay vé điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và dần thay thế cho vé giấy bởi những tiện ích vượt trội mà nó đem lại. Vậy vé điện tử là gì? ACC mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết Tìm hiểu các quy định về vé điện tử theo Thông tư 78

Tìm Hiểu Các Quy định Về Vé điện Tử Theo Thông Tư 78

Tìm hiểu các quy định về vé điện tử theo Thông tư 78

1. Thế nào là vé điện tử

Vé điện tử (e-ticket) là một loại vé kỹ thuật số thay thế cho hình thức vé giấy trước đây. Vé điện tử được nhận qua các thiết bị điện tử và thường là 1 tập tin văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email, Fax, Tin nhắn SMS. Hoặc thanh toán tiền và chờ người giao vé.

Hiện nay, vé điện tử được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực hàng không. Toàn bộ thành viên của IATA (International Air Transport Association) – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đều sử dụng loại vé điện tử. Bên cạnh đó, vé điện tử còn được áp dụng tại một số lĩnh vực như: vé tàu điện tử, vé điện thoại, vé xem phim, giải trí điện tử.

2. Vé điện tử có là hoá đơn điện tử?

Hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP như sau:

"Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. 

Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.Các loại hóa đơn khác, bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này."

Căn cứ vào những quy định được nêu trên đây, có thể thấy vé điện tử được pháp luật công nhận là một loại hóa đơn điện tử.

3. Quy định về vé điện tử theo Thông tư 78

Vì vé điện tử được công nhận là một hình thức hóa đơn điện tử, cho nên, quy định về vé điện tử cũng sẽ giống với quy định về hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Người dùng cần lưu ý đến một số điều liên quan đến vé điện tử về ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn được quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:

- Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử:

  • Số 1: Loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
  •  Số 2: Loại hóa đơn điện tử bán hàng;
  • Số 3: Loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;
  • Số 4: Loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
  • Số 5: Các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác;

- Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng.

  • Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;
  • Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;
  • Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể: Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng; Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý.

- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn;

4. Những tiện ích của vé điện tử so với hình thức vé giấy

Việc vé điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và dần thay thế cho vé giấy chính là bởi những tiện ích vượt trội mà nó đem lại. Một số ưu điểm của vé điện tử như sau:

  • Quản lý dễ dàng: Vé điện tử được thiết kế với mã vạch giúp cho công việc soát vé trở nên nhanh chóng. Người soát vé chỉ cần quét mã vạch là có thể xác nhận thông tin thay vì phải dò tìm nội dung bằng mắt thường;
  • Tiết kiệm thời gian: Vé điện tử có thể lưu trữ bằng thiết bị di động và dữ liệu đám mây nên có thể nhanh chóng tra soát, kiểm tra vé;
  • Rủi ro vé giả được giảm thiểu: Nếu gặp tình trạng vé giả thì 1 ai dùng vé giả để quét sẽ bị báo ngay vì thông tin vé giả chưa có trong hệ thống lưu trữ. Điều này rất thuận tiện cho  người sử dụng, cũng như việc quản lý vé.
  • Tiết kiệm chi phí in ấn vé: Vì là hình thức điện tử, nên vé không cần in thông tin ra giấy. Nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình.

Trên đây là nội dung chi tiết Tìm hiểu các quy định về vé điện tử theo Thông tư 78. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất … để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (298 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo