Tuân thủ pháp luật là gì? (cập nhật 2024)

Các quy phạm pháp luật (kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật) muốn đi vào cuộc sống, áp dụng vào thực tế thì cần đến hoạt động “thực hiện pháp luật”. Hiện nay tuân thủ pháp luật được phân chia thành 4 hình thức trong đó có tuân thủ pháp luật. Bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về tuân thủ pháp luật là gì? (cập nhật 2022).

Tuân Thủ Pl

Tuân thủ pháp luật là gì? (cập nhật 2022)

1. Tuân thủ pháp luật là gì? 

Tuân thủ pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật, trong đó tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Ví dụ: không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu…

Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động. Chẳng hạn, sinh viên không trao đổi bài trong khi làm bài kiểm tra.

Thực hiện pháp luật được hiểu là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Ngoài tuân thủ pháp luật, có ba hình thức thực hiện pháp luật khác bao gồm:

– Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu;

– Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình. Ví dự: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật. Nét đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách nhiệm của mình.

2. Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Như đã biết, tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm, đồng nghĩa với việc tuân thủ pháp luật được biểu hiện dưới dạng không hành động.

Ví dụ:

- Pháp luật cấm cán bộ, công chức, viên chức không nhận hối lộ thì biểu hiện hành vi tuân thủ pháp luật đối với quy định cấm này là việc chủ thể kiềm chế bản thân không thực hiện nhận hối lộ. 

- Pháp luật cấm các hành vi trồng các cây cần sa, cây thuốc phiện,... thì tuân thủ pháp luật là việc công dân tuân thủ theo và không trồng các loại cây này.

- Luật Giao thông đường bộ cấm các hành vi vượt đèn đỏ, lạng lách, đua xe, đi ngược chiều… thì tuân thủ pháp luật là việc người tham gia giao thông không có các hành vi vượt đèn đỏ, lạng lách, đua xe, đi ngược chiều.

3. Đặc điểm của tuân thủ pháp luật là gì?

Về bản chất thì tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động, thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

Có nghĩa chủ thể nhận thức được hành vi của bản thân, nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Việc tuân thủ pháp luật được pháp luật quy định là như nhau với mọi chủ thể. Có nghĩa, tất cả công dân trong mối quan hệ với Nhà nước xã hội hay trong quan hệ cộng đồng đều phải tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật không là vấn đề của riêng cá nhân nào và cũng không loại trừ chủ thể nào.

Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường dưới dạng là quy phạm cấm đoán, buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Và pháp luật quy định cấm làm điều gì đó thì chủ thể không thực hiện hành vi này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm nào đó.

Tuân thủ pháp luật buộc mọi chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật.

4. Chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp hay người dân phải chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí tuân thủ pháp luật được tạo ra từ 1 quy định pháp luật qua hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi tuân thủ quy định pháp luật.

Chi phí tuân thủ pháp luật gồm 3 loại chi phí:

1. Chi phí hành chính: Chi phí về nhân công, thời gian mà doanh nghiệp, người dân phải gánh để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, gồm thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước, các nghĩa vụ khác.

2. Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: Chi phí mà người dân, doanh nghiệp phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.

3. Phí và lệ phí: Các khoản phí, lệ phí chính thức mà người dân hay doanh nghiệp phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục.

Ngoài ra, chi phí tuân thủ pháp luật nếu hiểu theo nghĩa rộng còn có thêm 02 loại chi phí khác. Đó là:

- Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có): Là chi phí tăng thêm, chi phí thiệt hại hoặc chi phí do mất cơ hội kinh doanh mà người dân, doanh nghiệp phải gánh chịu do quy định pháp luật có chất lượng kém dẫn đến việc bị xử phạt hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục.

- Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm (lót tay) liên quan đến việc xuất nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng,… hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Tuân thủ pháp luật và thực hiện pháp luật có giống nhau không?

Tuân thủ pháp luật là một hình thức của thực hiện pháp luật. 

Vì sao phải tuân thủ pháp luật?

Pháp luật thể hiện sự công minh, đúng người đúng tội không những thế mà ở đó là sự nhân đạo, nhân ái của Nhà nước ta đối với từng hành vi phạm tội. Việc tuân thủ pháp luật là để đảm bảo quyền con người, quyền công dân cho mỗi cá nhân trong xã hội. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về Tuân thủ pháp luật là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (419 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo