Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Tạm ngừng kinh doanh đối với một doanh nghiệp là vấn đề xảy ra khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan hoặc chưa có phương án kinh doanh khả thi. Như vậy, đây là điều bất kì doanh nghiệp nào cũng không mong muốn. Trong nền kinh tế hiện nay, khi các nguy cơ của một cuộc khủng hoảng đang ngày càng rõ rệt hơn bao giờ hết, vấn đề về tạm ngừng kinh doanh lại được hầu hết quý bạn đọc quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin về Lập thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH.

Mau Thong Bao Tam Ngung Kinh Doanh Cua Cong Ty Tnhh
Mẫu Thông Báo Tạm Ngừng Kinh Doanh Của Công Ty TNHH

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp, chi nhánnh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy, tạm ngừng kinh doanh cũng được áp dụng cho cả chi nhánh. Tuy nhiên, vì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ là chủ thể nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh.

Lưu ýChi nhánh có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần, thủ tục các lần tạm ngừng kinh doanh đều như nhau.

Bên cạnh đó, trường hợp chi nhánh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

2.Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty như thế nào?

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Tham khảo bài viết: Thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp 2023

3. Lập thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần

Phụ lục II-19
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
TÊN DOANH NGHIỆP                                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:..............                                                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
......, ngày...... tháng...... năm......
THÔNG BÁO
Về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh
trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/
chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố...............
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):................... Ngày cấp.../.../...... Nơi cấp:..........................
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh:
a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày.... tháng.... năm...... đến hết ngày.... tháng.... năm......
Lý do tạm ngừng:
Sau khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”.
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày... tháng... năm... đến hết ngày... tháng... năm... đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa)
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế):........................ Ngày cấp.../.../........ Nơi cấp:...............................
Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng kinh doanh địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh:
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế):......................... Ngày cấp.../.../......... Nơi cấp:.............................
Lý do tạm ngừng:
2. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo2: :
a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày.... tháng.... năm......
Lý do tiếp tục kinh doanh:
Sau khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau đây của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Đang hoạt động”:
 Tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
 Một hoặc một số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
- Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế):.............................. Ngày cấp.../.../........ Nơi cấp:.........................
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày.... tháng.... năm...... đối với chi nhánh/ văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế):............ Ngày cấp:// Nơi cấp:
Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh:
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh):..... Ngày cấp://Nơi cấp:
Lý do tiếp tục kinh doanh:
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH
(Ký và ghi họ tên)

4. Lưu ý khác thủ tục tạm ngừng kinh doanh

(i) Trong hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký, doanh nghiệp không viết tay vào các mẫu có trong hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;
(ii) Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp  đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngưng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

5. Các câu hỏi liên quan thường gặp

5.1.Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài?

Tại Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định:

Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm”

Như vậy, để được miễn lệ phí môn bài trong năm tạm ngừng sản xuất, kinh doanh phải thỏa mãn 03 điều kiện:

(1) Thời gian tạm ngừng trong một năm dương lịch (tức từ 01/01 đến 31/12);

(2) Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;

Lưu ý: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất trước 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng (Khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020).

(3) Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng.

Trường hợp không thỏa mãn 03 điều kiện trên đều phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm.

5.2. Doanh nghiệp bị phạt nếu tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo?

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thực hiện các thủ tục thông báo sau:

–  Phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

(Từ 01/01/2021, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh).

–  Đồng thời gửi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Ngoài ra, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và NLĐ, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và NLĐ với doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp không thông báo khi tạm ngừng kinh doanh sẽ bị phạt VPHC:

Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thực hiện nghĩa vụ thông báo sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến Cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp buộc doanh nghiệp thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định trên khi tạm ngừng kinh doanh.

5.3. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế GTGT, TNCN, TNDN không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Do đó nêú hồ sơ khai thuế có phát sinh phải nộp thuế GTGT, TNCN, TNDN, doanh nghiệp vẫn phải nộp đầy đủ, đúng hạn với thời hạn kê khai thuế.

5.4. Thời hạn gia hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Doanh nghiệp có thể tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi hết thời hạn trong văn bản thông báo trước đó thì phải tiếp tục thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Trên đây là Lập thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung Mẫu giấy mời họp liên ngành. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (378 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo