Sổ sách kế toán là gì? Hướng dẫn phân loại

1. Sổ sách kế toán là gì?

Sổ sách kế toán là các loại sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

Điều 24 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định như sau: Sổ sách kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký cảu người lập sổ; kế toán trưởng và người đại diện theo luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

Ngoài ra, sổ sách kế toán phải gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, được quy định tại hệ thống sổ sách của thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC. Trong đó:

  • Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC dùng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp;
quyettoan-2

 

2. Hướng dẫn phân biệt sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung

Hình thức kế toán được chia làm 4 loại: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, hình thức sổ sách kế toán nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp sử dụng và được mô tả theo trình tự như sau:

2.1. Sổ kế toán tổng hợp

Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ nhật ký chung và sổ cái. Trong đó:

  • Sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn cảnh hoạt động kinh doanh của DN, giúp DN đề ra những kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn;
  • Sổ nhật ký chung giúp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó cũng phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản hay định khoản kế toán để phục vụ cho việc ghi sổ cái;
  • Sổ cái giúp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản mà kế toán áp dụng cho DN;

2.2. Sổ kế toán chi tiết

Sổ kế toán chi tiết bao gồm 4 phần chính là ngày, tháng ghi sổ; nội dung nghiệp vụ, tài khoản đối ứng; số tiền, nhằm phản ánh nội dung của từng nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với các DN vừa và nhỏ, sổ kế toán chi tiết đa phần để theo dõi các nghiệp vụ mua bán, công nợ, tiền và các tài khoản tương đương tiền;

Sổ kế toán chi tiết công nợ giúp phản ánh công nợ phải thu của từng khách hàng và công nợ phải trả của nhà cung cấp. Từ đó giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và phương án đôn đốc khách hàng trả nợ cho nhà cung cấp.

Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có chung một hệ thống sổ sách giống nhau. Bởi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, đặc thù sản phẩm,… mà doanh nghiệp lựa chọn ra một hệ thống sổ sách phù hợp. Mong rằng bài viết trên đây hữu ích với bạn đọc.

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Sổ sách là gì?

Trả lời: Sổ sách là tập hợp các bản ghi và tài liệu ghi chép về các giao dịch tài chính, kế toán và hoạt động kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Sổ sách ghi lại thông tin liên quan đến thu chi, tài sản, nợ, có, lương, khoản vay và các hoạt động khác liên quan đến tài chính.

Câu hỏi 2: Tại sao sổ sách quan trọng đối với kinh doanh?

Trả lời: Sổ sách là công cụ quản lý và theo dõi tài chính quan trọng đối với kinh doanh vì nó giúp:

  • Theo dõi các giao dịch tài chính và kế toán một cách chính xác.
  • Xác định tình hình tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin để thực hiện báo cáo tài chính, thuế và báo cáo khác theo yêu cầu pháp luật.
  • Phát hiện lỗi sót, sai sót hoặc gian lận trong giao dịch tài chính.
  • Hỗ trợ trong việc ra quyết định kinh doanh và định hướng tài chính.

Câu hỏi 3: Có những loại sổ sách chính nào trong kế toán?

Trả lời: Có một số loại sổ sách chính trong kế toán, bao gồm:

  • Sổ cái: Ghi chép các giao dịch theo tài khoản, bao gồm tài khoản nợ và tài khoản có.
  • Sổ nhật ký: Ghi chép chi tiết về các giao dịch kinh doanh theo thời gian, bao gồm ngày, mô tả và số tiền.
  • Sổ tiền mặt: Ghi chép các giao dịch liên quan đến tiền mặt và nguồn thu chi.
  • Sổ kho: Ghi chép về quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa trong doanh nghiệp.

Câu hỏi 4: Sổ sách cần tuân theo những quy tắc gì?

Trả lời: Sổ sách cần tuân theo các quy tắc và nguyên tắc của kế toán để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Một số quy tắc quan trọng bao gồm:

  • Nguyên tắc ghi nhận: Giao dịch phải được ghi nhận đầy đủ, đúng thời gian và theo quy định của pháp luật và chuẩn mực kế toán.
  • Nguyên tắc khớp nối: Thông tin trong các sổ sách khác nhau cần phải khớp nối và thống nhất.
  • Nguyên tắc minh bạch: Các bản ghi cần phải dễ dàng hiểu và kiểm tra được bởi người khác.
  • Nguyên tắc liên quan: Các giao dịch tương tự cần được ghi nhận và xử lý theo cách nhất quán.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (362 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo