Quyết định thành lập tổ thẩm định cập nhật mới nhất 2022

Theo quy định pháp luật, phải tổ chức đấu thầu đối với một số gói thầu. Tổ thẩm định đấu thầu được thành lập và có trách nhiệm trong việc thẩm định đấu thầu, không được làm những việc pháp luật cấm. Vậy quyết định thành lập tổ thẩm định đấu thầu quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Quyết định Về Tổ Thẩm định

1. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT

2. Thẩm định là gì?

Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.

3. Yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định

Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu[1] theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  • Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
  • Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;
  • Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;
  • Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;
  • Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Mẫu quyết định thành lập tổ thẩm định đấu thầu gồm những nội dung gì?

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên cơ quan ban hành
  • Địa điểm, thời gian lập quyết định thành lập
  • Tên quyết định thành lập tổ thẩm định đấu thầu

Các căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ Quyết định, Nghị định, Thông tư, Công Văn,…
  • Điều 1: quy định về các thành viên, chức danh trong tổ thẩm định
  • Điều 2: quy định về trách nhiệm của tổ thẩm định
  • Điều 3: Hiệu lực của quyết định

Nơi nhận

Chữ ký: ký và ghi rõ họ tên.

4. Trách nhiệm của tổ thẩm định đấu thầu

  • Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.
  • Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.
  • Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.
  • Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.
  • Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
  • Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
  • Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Như vậy, tổ thẩm định đấu thầu sẽ phải tuân thủ, thực hiện tốt các trách nhiệm như trên.

Trên đây là Quyết định thành lập tổ thẩm định 2022 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (311 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo