Quy định của pháp luật về bên mời thầu tiếng anh

Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.  Trong đó, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu. Vậy quy định của pháp luật về bên mời thầu bằng tiếng anh như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả quy định của pháp luật về bên mời thầu tiếng anh.

ben-moi-thau-tieng-anh

Quy định của pháp luật về bên mời thầu tiếng anh

1. Bên mời thầu tiếng anh là gì?

Căn cứ vào Điều 4 Luật đấu thầu 2013 thì bên mời thầu bao gồm

Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

Như vậy, bên mời thầu tiếng anh cũng tuân thủ theo quy định trên.

2. Trách nhiệm của bên mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án

Căn cứ vào khoản 1 Điều 75 Luật đấu thầu năm 2013, bên mời thầu có trách nhiệm đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án như sau:

  • Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  • Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
  • Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ
  • Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;
  • Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;
  • Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

3. Trách nhiệm của bên mời thầu đối với việc lựa chọn nhà đầu tư

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 75 Luật đấu thầu năm 2013, bên mời thầu có trách nhiệm như sau:

  • Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;
  • Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
  • Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;
  • Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  • Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;
  • Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
  • Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
  • Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
  • Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
  • Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

4. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu

Căn cứ vào điều 9 Luật đấu thầu năm 2013, ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu được quy định như sau:

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế.

Như vậy, đối với đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng anh, bên mời thầu sẽ gửi thư mời thầu bằng tiếng anh đến các nhà thầu, nhà đầu tư

5. Đồng tiền dự thầu

Căn cứ vào Điều 10 luật đấu thầu năm 2013 thì đồng tiền dự thầu được quy định như sau:

  1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.
  2. Đối với đấu thầu quốc tế:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền;

b) Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;

c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;

d) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định của pháp luật về bên mời thầu tiếng anh để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1094 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo