Phương Pháp Nhập Trước Xuất Trước (FIFO)

Phương Pháp Nhập Trước Xuất Trước (FIFO) áp dụng dựa trên giả sử là hàng được mua trước hoặc SX trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc SX trước và thực hiện theo trình tự cho đến khi chúng được xuất ra hết. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết về phương Pháp Nhập Trước Xuất Trước (FIFO). Hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

Phương Pháp Nhập Trước Xuất Trước (fifo)

1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả sử là hàng được mua trước hoặc SX trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc SX trước và thực hiện theo trình tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Nhược điểm : Phương pháp này có nhược điểm là làm cho DT hiện tại không phù hợp với những khoản CP hiện tại. Đối với phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị  vật tư, hàng hoá có được từ cách đó rất lâu. Và nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập - xuất liên tục,  dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc của kế toán sẽ tăng lên nhiều.

Ví dụ: Tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/2016 của công ty A như sau

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2016 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày 10/1/2016: Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày 15/1/2016: Nhập 15.000 kg NVL X đơn giá 8.300 đồng
  • Ngày 25/1/2016: Xuất 8.000 kg NVL X
  • Đơn giá xuất được tính như sau
  • Ngày 10/1/2016 xuất 21.000 kg

Đơn giá xuất  : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200

Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng

  • Ngày 25/1/2016 xuất 8.000 kg

Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300

Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng

2. Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)

Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước

Áp dụng dựa trên giả định hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau sẽ được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Đối với phương pháp này giá trị hàng xuất kho tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ.

Ví dụ : Tình hình nhập xuất NVL X của công ty trong tháng 2/2016 như sau :

Tồn đầu kỳ : 10.000 kg đơn giá 5.000 đồng/kg

  • Ngày 10/2/2016 nhập 6.000 kg đơn giá 5.500 đồng /kg
  • Ngày 13/10/2016 xuất 7.000kg

Đơn giá xuất được tính như sau : 6.000 kg x 5.500 và 1.000 kg x 5.000

Vậy trị giá hàng xuất kho = 6.000 x 5.500 + 1.000 x 5.000 = 38.000.000 đồng

Tuy nhiên phương pháp này hầu như không được áp dụng trong thực tế

2. Đối tượng áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp FIFO thường được áp dụng với các đối tượng:

  • Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước trong trường hợp giá hàng hóa có tính ổn định hoặc đang trong thời kỳ có xu hướng giảm
  • Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn nhưng là sản phẩm thiết yếu như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm…

3. Đặc điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp FIFO có những đặc điểm cơ bản sau:

  • FIFO tuân theo dòng tồn kho tự nhiên, các sản phẩm lâu đời sẽ được bán trước giúp cho việc ghi sổ kế toán được thực hiện dễ dàng và ít xảy ra các sai sót hơn so với các phương pháp khác.
  • Với phương pháp nhập trước xuất trước, sản phẩm đầu tiên được mua hoặc có được là mặt hàng đầu tiên xuất ra. Vì vậy trong các nền kinh tế lạm phát, FIFO ghi nhận theo mức giá cũ (thấp hơn mức giá khi xuất kho do vấn đề lạm phát) sẽ dẫn đến thu nhập ròng giảm phát, khiến doanh nghiệp phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn

4. Ưu nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

4.1. Ưu điểm 

Phương pháp FIFO có những ưu điểm nổi bật như:

  • Doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần
  • Cung cấp kịp thời các số liệu cho kế toán để ghi chép, chuyển số liệu thực tế cho các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý
  • Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cả hàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần, do đó chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

4.2. Nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

  • Theo phương pháp này, doanh thu được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có từ lâu do đó sẽ làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với các khoản chi phí hiện tại
  • Nếu doanh nghiệp lớn có nhiều mã hàng hóa với số lượng lớn và được nhập xuất liên tục thì các chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng hạch toán sẽ tăng lên rất nhiều.

Để đảm bảo tính chính xác khi tính giá hàng hóa xuất kho, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm để quản lý kho hiệu quả hơn. Các phần mềm kế toán như phần mềm thiết kế online MISA SME được tích hợp các tính năng quản lý kho tiện ích như:

    • Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tất cả nghiệp vụ nhập, xuất kho
    • Tính giá xuất kho tự động theo tất cả các phương pháp
    • Cho phép quản lý, theo dõi hàng hóa chi tiết theo nhiều đặc tính như: màu sắc, size, số máy, số khung, mã vạch, hạn dùng; Cho phép quản lý hàng hóa dễ dàng theo nhiều đơn vị tính
    • Đặc biệt, phần mềm có khả năng nhắc nhở thông minh, đưa ra cảnh báo tồn kho để doanh nghiệp có kế hoạch nhập mới hay có giải phóng hàng hóa sắp hết hạn sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về phương Pháp Nhập Trước Xuất Trước (FIFO). Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (309 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo