Phi nông nghiệp là gì? (cập nhật 2024)

Hiện nay, nhiều quy định của pháp luật đề cập đến cụm từ "Phi nông nghiệp". Vậy Phi nông nghiệp là gì? (cập nhật 2023). Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Tai Sao Giao Vien Khong Duoc Mua Dat Trong Lua

Phi nông nghiệp là gì? (cập nhật 2023)

1. Phi nông nghiệp là gì?

Để hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này, Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thông qua các từ liên quan: đất phi nông nghiệp.

Căn cứ vào mục đích sử dụng, Luật Đất đai năm 2013 chia đất thành 3 nhóm là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Luật Đất đai quy định rõ “Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh”.

2. Những điểm mới trong quản lý đất phi nông nghiệp của Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003

  • Về quản lý đất ở tại đô thị

Luật Đất đai năm 2003 quy định 3 trường hợp UBND cấp tỉnh được quyền giao đất hoặc cho thuê đất. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 đã bỏ quy định này vì trùng nội dung với Chương giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được quy định riêng.

Luật Đất đai năm 2013 đưa ra khái niệm rộng hơn về đất xây dựng khu chung cư bao gồm đất để xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho đời sống của những hộ gia đình trong chung cư, xây dựng nhà chung cư và các công trình phục vụ cộng đồng theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Luật đất đai năm 2013 đã bổ sung vào khoản 3 Điều 146 quy định: “Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Để đảm bảo việc chỉnh trang đô thị được thực hiện đồng bộ, bảo đảm quyền lợi của những người có đất bị thu hồi”.

Luật Đất đai năm 2013 đã chuyển nội dung Điều 87 Luật Đất đai cũ về xác định đất ở đối với trường hợp có vườn, ao lên chương Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

  • Về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

Luật Đất đai năm 2013 có sửa đổi một số điều như sau:

  • Bỏ khoản 1 Điều 89 Luật đất đai cũ năm 2003 và chuyển lên Chương giao thuê để xác định rõ các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh.
  • Bổ sung cụm từ “rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại các địa phương” vào đoạn 2 khoản 2 để tăng trách nhiệm cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc sử dụng các loại đất này.
  • Thêm cụm từ “vào mục đích quốc phòng, an ninh” để đảm bảo sự chặt chẽ.

3. Điều kiện chuyển nhượng đất phi nông nghiệp

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định cụ thể như sau:

  • Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất dự định chuyển nhượng, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 186 và Khoản 1, Điều 168 Luật Đất đai năm 2013.
  • Mảnh đất dự định chuyển nhượng không xảy ra tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Thửa đất dự định chuyển nhượng còn trong thời hạn sử dụng đất

Nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, cá nhân cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Hồ sơ chuyển nhượng đất phi nông nghiệp

Các bên tham gia chuyển nhượng cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất dự định chuyển nhượng
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có chứng thực
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng (giấy xác định tình trạng hôn nhân)
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  • Tờ khai đăng ký thuế
  • Sơ đồ vị trí nhà đất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, người chuyển nhượng sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng Tài nguyên và Môi trường.

5. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

5.1 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là bao nhiêu

Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản tiền phải nộp đối với đất sản xuất kinh doanh, đất ở, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính như sau:

Số thuế phải nộp = số thuế phát sinh - số thuế được miễn, giảm (nếu có)
Số thuế phát sinh = diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất 

Trong đó:

  • Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng
  • Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng của mảnh đất tính thuế do UBND tỉnh quy định
  • Thuế suất với đất ở được tính như sau:
  1. Bậc thuế 1 có diện tích hạn mức với thuế suất 0.03%
  2. Bậc thuế 2 có phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức với thuế suất 0.07%
  3. Bậc thuế 3 có phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức với thuế suất 0.15%

Các loại đất phi nông nghiệp khác nhau có thuế suất khác nhau. Cụ thể:

  • Đất sản xuất kinh doanh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh: 0.03%
  • Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định: 0.15%
  • Đất chiếm, đất lấn: 0.2%

Bên cạnh đó, các địa phương khác nhau có giá đất tính thuế khác nhau. Hiện nay, tỷ giá được chia theo mục đích sử dụng, do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành và duy trì ổn định với chu kỳ 5 năm.

5.2 Nộp thuế đất phi nông nghiệp ở đâu?

Khi nộp thuế đất phi nông nghiệp, khách hàng cần đến cơ quan thuế cấp huyện, cơ quan thuế thành phố cấp tỉnh, quận hoặc thị xã để thực hiện. Trước khi nộp thuế, cá nhân/tổ chức cần đăng ký, khai một số thông tin có liên quan. Sau đó, cán bộ cục thuế sẽ tính số thuế mà người sử dụng đất phi nông nghiệp cần nộp.

Bên cạnh đó, một số địa phương cho phép người sử dụng đất nộp thuế tại cơ quan hoặc nộp trực tiếp cho cá nhân được cơ quan thuế có thẩm quyền ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ, tại các vùng có hoàn cảnh khó khăn, cơ quan thuế tạo điều kiện cho chủ sở hữu đất phi nông nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng cách ủy quyền cho UBND cấp xã thực hiện.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Phi nông nghiệp là gì? (cập nhật 2023) dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Phi nông nghiệp là gì? (cập nhật 2023), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin bên dưới đây:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1147 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo